Biến tần sử dụng chính cho các ứng dụng bơm và quạt. Nhưng công nghệ biến tần cũng sử dụng cho các ứng dụng khác như máy nén khí và nó đang gặt hái được những lợi ích to lớn.
 
Biến tần điều khiển và kiểm soát tốc độ động cơ trong máy nén khí do đó sẽ tiết kiệm năng lượng hơn so với phương pháp điều khiển khác mà tốc độ động cơ luôn cố định.
 
Biến tần làm giảm năng lượng đầu ra của máy nén khí, bằng cách điều khiển tốc độ của động cơ, để đảm bảo rằng nó không chạy nhanh hơn cần thiết. Cách điều khiển truyền thống của máy nén khí là chạy động cơ ở tốc độ tối đa và ngừng nó khi không khí đã được nén đến áp suất chính xác. Sau đó nó được trữ trong bình chứa với áp suất cao hơn cần thiết, để cho phép một khoản trễ trong áp suất. Phương pháp điều khiển on-off này là lãng phí, bởi vì động cơ luôn duy trì ở tốc độ cao mà không phụ thuộc vào nhu cầu. Một số máy nén khí được thiết kế với hệ thống bypass, nó trả khí đã nén ở đầu ra quay lại đầu vào, một lần nữa lại lãng phí.
 
Vấn đề lãng phí năng lượng có thể tệ hơn bởi thực tế nhiều động cơ chạy non tải. Điều này bởi vì chúng chỉ kéo dòng lên cao trong thời gian ngắn khi có tải. Ví dụ, thực tế một động cơ 75 kW trong máy nén khí được giám sát và phát hiện có công suất hấp thụ 83 kW trên tải. Điều này rất thường gặp trong máy nén khí trục vít.
 
Việc 'oversizing' của máy nén thường liên quan đến tải thực tế đầu ra của máy nén khí chứ không phải động cơ. Các nhà cung cấp máy nén khí thường bán máy dự phòng cho trường hợp thiếu công suất, do vậy thường các máy này công suất lớn hơn so với nhu cầu sử dụng thực tế.
 
Biến tần làm việc bằng cách điều khiển dòng điện và điện áp cấp vào động cơ. Biến tần chuyển đổi điện áp AC thành DC và chuyển ngược lại sang điện áp AC bằng chuyển mạch. Chuyển động của trục động cơ có thể được điều chỉnh với độ chính xác cao, đảm bảo ứng dụng cho hiệu suất cần thiết. Lợi ích của công nghệ này bao gồm giảm chi phí năng lượng, giảm dòng khởi động của động cơ, cung cấp áp suất ổn định.
 
Thông thường, 1/5 hóa đơn tiền điện của nhà máy là của các máy nén khí. Phần lớn các nhà máy hiện đại có quá nhiều liên quan đến cắt giảm chi phí, nâng cao nhận thức và năng lượng là một mối quan tâm chính.
 
Tiết kiệm chi phí điện năng lớn có thể đạt được bằng cách lắp đặt biến tần cho máy nén khí trục vít hoặc pittong hiện hữu. Bởi vì điều này, nhiều chính phủ đang đẩy mạnh các ngành công nghiệp để di chuyển theo hướng công nghệ này với hy vọng làm giảm năng lượng lãng phí.
Máy làm lạnh nước công nghiệp
Water chiller sử dụng công suất điện năng tiêu thụ để tách riêng 2 phần nhiệt nóng và nhiệt lạnh. phần nhiệt nóng không sử dụng thải ra môi trường xung quanh bằng tháp giải nhiệt cooling tower (chiller giải nhiệt nước). 
Tổng quan về Bình Chứa Khí
Ưu nhược điểm của máy nén khí trục vít
Máy nén khí trục vít thường được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp hiện nay. Máy nén khí trục vít thường được sử dụng trong hệ thống vận vận chuyển thu gom khí đồng hành ở các mỏ hoặc cung cấp nguồn khí nén cho các thiết bị đo và điều khiển tự động
Ứng dụng cơ bản của máy nén khí
Công dụng của máy nén khí thì rất nhiều, chúng có mặt trong hầu hết các ngành công nghiệp như in ấn, bao bì, thực phẩm, dệt, gỗ,… Máy nén khí là một “mắt xích” quan trọng trong các hệ thống công nghiệp sử dụng khí ở áp suất cao để vận hành các máy móc khác…  
Cách khắc phục sự cố máy nén khí trục vít
Quy tắc an toàn khi làm việc với bình chứa khí nén
An toàn lao động cho người sử dụng máy nén khí
Khi chọn mua máy nén khí mới, bạn luôn có bộ tài liệu kỹ thuật hướng dẫn về máy nén khí, vì vậy hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, vì nếu sử dụng không đúng cách có thể gây tai nạn nguy hiểm cho bạn
6 lưu ý khi chọn mua máy nén khí
Máy nén khí có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất. Những kinh nghiệm lựa chọn máy nén khí được đúc kết dưới 6 lưu ý sau:
Tổng hợp các sự cố và cách khắc phục của máy nén khí Piston
Hướng dẫn cách lắp đặt inverter cho máy nén khí
Đối với ngành chế biến thực phẩm, hệ thống cung cấp khí nén có vai trò khá quan trọng, hệ thống này thường tiêu tốn năng lượng khá lớn. Tuy vậy, việc sử dụng năng lượng hiệu quả ở khâu quan trọng này vẫn chưa được nhiều doanh nghiệp (DN) quan tâm. Ông Phạm Huy Phong, Trưởng Phòng Kỹ thuật Trung tâm Tiết kiệm...