1.    CÔNG VỆC CHUẨN BỊ CHO KHỞI ĐỘNG CHILLER SAU KHI ĐÃ LẮP ĐẶT.

Sau khi đã kết thúc công việc lắp đặt các thiết bị người ta bắt đầu chuẩn bị cho việc chạy thử Chiller  bao gồm các việc như sau:

a.    Chạy thử không tải.

Sau khi đã kết thúc công việc tất cả các công việc xây dựng và làm vệ sinh nơi đặt thiết bị, nạp nước cho bình ngưng, kết thúc việc lắp đặt các động cơ điện, tủ điện điều khiển và tiếp địa thì người ta tiến hành việc chạy thử không tải từng thiết bị. thời gian chạy thử do đơn vị lắp đặt quy định.

b.    Kiểm tra các thiết bị.

Trong quá trình chạy thử các thiết bị chúng ta có thể tiến hành kiểm tra máy nén và các thiết bị. Các công viêc dưới đây sẽ được các chuyên gia của TRANE hỗ trợ và cùng kiểm tra.

i.    Kiểm tra máy nén.

Đối với máy nén cần kiểm tra sự đồng tâm của trục vít, các ổ trục thanh truyền, sự nhẹ nhàng êm ái khi quay trục máy nén và động cơ điện, các bề mặt chèn kín phải được sạch sẽ, châm dầu bôi trơn vào các bộ phận chèn và các chi tiết chuyển động của máy nén.

ii.    Kiểm tra bình ngưng.

Kiểm tra các thiết bị phân phối nước, các công tác dòng chảy và sự phân phối nước đồng đều trên các bề mặt truyền nhiệt. Cần kiểm tra sự có mặt đầy đủ của các loại nhiệt kế, áp kế và van an toàn. Kiểm tra các ống cân bằng của bình chứa và các ống dẫn ra bên ngoài từ các van an toàn trở đi có đúng với quy định về an toàn hay không.

iii.    Kiểm tra bình bay hơi.

Kiểm tra các bộ phận đỡ và cach nhiệt đường ống. Cần kiểm tra sự có mặt đầy đủ của các loại nhiệt kế, áp kế và van an toàn

iv.    Kiểm tra mức dầu.

Thực hiện một số thủ tục để kiểm tra dầu trong hệ thống, cho máy chạy thể để kiểm tra mức dầu trong hệ thống và trong bình tích trữ dầu nhờ vào dầu dò dầu quang học.

v.    Kiểm tra tủ điện điều khiển Chiller

Kiểm tra cẩn thận từng chi tiết, cụm chi tiết, các bo mạch, các công tắc tơ, các cầu chi xem chúng có bị thay đổi, hư hỏng gì không so với kết cấu ban đầu (dựa vào màu sơn kiểm định của TRANE từ Mỹ) để còn chỉnh sửa lại đúng vị trí cũ. Kiểm tra sự cùng pha bằng dụng cụ kiểm tra chuyên dụng. do , test lại các thông số điện áp, dòng của các nguồn cấp vào cũng như các nguồn xuất ra.

vi.    Kiểm tra các valve.

Kiểm tra các van trong từng cụm Chiller, xem chúng đang ở trạng thái gì, từ đó thiết lặp lại cho chính xác với các thông số đã cài đặt ở bảng điều khiển.

vii.    Kiểm tra sự cần bằng của sự lắp đặt từng cụm Chiller.

Dùng ống thủy thông nhau hoặc … để kiểm tra sự cần bằng của từng cụm Chiller, đo cao độ 4 góc của Chiler xem chúng có bằng nhau hay không. Diều kiện lắp đặt phải cần bằng cả cụm Chiller, chỉ cho sai số rất ít…khoảng 5 mm để đảm bảo hệ thống hồi và cung cấp dầu hoạt động được tốt nhất.

2.    MỞ MÁY VÀ DỪNG MÁY.

a.    Chuẩn bị cho hệ thống điều hòa không khí làm việc.

Công việc chuẩn bị cho hệ thống điều hòa không khí làm việc bao gồm các công việc kiểm tra tình trạng của các ống dẫn, các loại van và các dụng cụ kiểm soát và điều khiển tự động.

Theo quy phạm của an toàn lao động thì vị trí đóng mở của các van phải được đóng mở cẩn thận, vì nếu có một van nào đó đóng mở không đúng là có thê gây ra sự cố hoặc nguy hiểm đến tính mạng. Tất cả các van trên đầu đẩy của bơm cho đến bình ngưng đều phải được mở, trừ van đầu đẩy của máy nén. Tất cả các van xả sự cố, van cách ly đều được đóng kín. Các van nối máy nén và các thiết bị với các dụng cụ kiểm soát, điều khiển và bảo vệ (áp suất, rơle áp suất, rơle nhiệt….)

b.    Đưa hệ thống phụ vào trạng thái chuẩn bị làm việc.

Việc đưa hệ thống vào trạng thái sẵn sàng làm việc bao gồm các công vệc sau:

Mở bơm nước bình giãn nỡ, mở các van từ bình giãn nỡ tới tháp giải nhiệt để cung cấp nước cho tháp giải nhiệt. Mở bơm nước tháp giải nhiệt, mở các van cầu, van chặn, motorize valve, van cân bằng tại các FCU, PAU hay tại các nhánh chia giữa các tầng. Mở quạt gió của tháp giải nhiệt để hút không khí vào tháp giải nhiệt. Kiểm tra mức nước tron bể chứa, kiểm tra sự sạch hay dơ của nước giải nhiệt dể có biện pháp súc rữa đường ống. Kiểm tra sự làm việc của các hệ thống phụ khác.

c.    Chuẩn bị cho các thiết bị làm việc.

Đây là công viêc nhằm mục đích đưa tất cả các thiết bị vào tình trạng sẵn sáng hoạt động.

Đối với bình ngưng thì mở bơm nước tháp giải nhiệt để cung cấp nước giải nhiệt, kiểm tra sự phân bố đều nước giải nhiệt trên các bề mặt truyền nhiệt, kiểm tra lượng nước đi qua, mở quạt gió của tháp giải nhiệt để giải nhiệt bình ngưng.

Đối với các FCU, PAU và bình bay hơi thì mở các bơm nước lạnh và kiểm tra lưu lượng nước lạnh đi vào các FCU, PAU. Mở PAU, FCU và kiểm tra lưu lượng gió trong các ống gió đi vào các miệng thổi trong các phòng điều hòa.

Kiểm tra các dụng cụ kiểm soát và điều khiền tự động.

d.    Khởi động Chiller và hệ thống điều hòa không khí.

Kiểm tra một lần nữa vị trí đóng mở của các van tai máy nén và các van nối với áp kế và dụng cụ kiểm soát tự động. Kiểm tra hệ thống dầu bôi trơn, lượng dầu đi bôi trơn.

e.    Điều khiển thiết bị lạnh.

Thường xuyên kiểm tra sự làm việc của các FCU, PAU và điều chỉnh lưu lượng nước lạnh đi vào FCU, PAU, kiểm tra tình trạng của máy nén và các thiêt bị chính và phụ. Sử dụng các biện pháp nhằm đảm bảo sự làm việc bình thường cho tất cả các bộ phận của hệ thống điều hòa không khí và đảm bảo an toàn cho công nhân vận hành.

f.    Dừng máy.

Nhấn nút ngừng Chiller, sau đó nhấn nút ngừng bơm giải nhiệt bình ngưng, ngừng bơm nước lạnh, ngừng tất cả hệ thống phụ.

3.    ĐIỀU CHỈNH NĂNG SUẤT LẠNH CỦA CHILLER.

Cài đặt các thông số nhiệt độ nước vào và nước ra của bình bay hơi, nhiệt độ vào và ra của bình ngưng, cài đặt nhiệt độ Setpoint cho Chiller - ở nhiệt độ này thì chúng ta có thể set thấp hơn hay cao hơn một chút để có thể điều chỉnh năng suất lạnh cho phù hợp.

Điều chỉnh van cân bằng tại các ngã, các nhánh chia vào các dãy phòng hay vào từng phòng đề chia đều lưu lượng nước lạnh vào từng FCU, PAU, từ đó làm thay đổi độ lạnh của không khí trong phòng, làm năng suất lạnh phù hợp.

4.    PHÁT HIỆN HƯ HỎNG, SỰ CỐ TRONG CÁC THIẾT BỊ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ.

Trong quá trình chạy máy, test máy chúng ta cần chú ý đến một số các sự cố thường hay xảy ra đối với hệ thống Chiller Water như sau.

-    Khi khởi động Chiller để chạy thử tải, cử người đi tới các phòng mở các van trên đường ống nước (tại nắp thăm trần) và kiểm tra xem có bị rò rỉ tại các khớp nối, khớp nối van hay không, cần phải phân biệt rõ giữa sự đọng sương và sự rò rỉ nước. Ngoài ra cần chú ý quan sát tại các vùng có ống nước chảy qua để xem có bị rò rỉ hay không, nếu bị rò rỉ thì sẽ làm thấm ướt trần giả ngay tại vị trí đó, từ đó có biện pháp khắc phục ngay nhằm tránh nước làm hỏng trần giả.

-    Tại các FCU, PAU (hãng KASUNAIR) đều có một đường bybass ngay tại đầu hồi về của nước lạnh, mở khóa đường bybass đó để kiểm tra xem nước có chảy ra không và đổ chảy ra có mạnh hay không để từ đó xác định xem nước có cấp được tới FCU, PAU đó hay không, lưu lượng có mạnh hay không. Nếu không có nước chảy ra từ đường bybass đó thì có thể là lỗi sau:

o    Các van trước khi vào và ra khỏi FCU, PAU, các van ở phía đầu của nhánh chưa mở => cần kiểm tra và mở các van.

o    Có thể hệ thống đường ống bị tắc ngẽn ở đâu đó , do rong quá trình thi công, trong hệ thống đường ống có nhiều cáu bẩn, rác nên nó đã mắc lại ở các phin lọc chữ y => cần kiểm tra và tháo phin lọc ra kiểm tra, kiểm tra xem ngoài phin lọc ra còn có bị tắc ở khúc nào trên đường ông nữa hay không nếu như phin lọc sạch sẽ.

o    Có thể do chọn bơm thiếu cột áp hay tổn thất đường ống quá lớn (bị rò rỉ, bị khe hẹp của khớp nối cản trở nếu khớp nối đó có quá nhiều may dớ) khiến nước không thể tới FCU được => kiểm tra kỹ lưỡng và khắc phục.

o    Có thể do lỗi từ nhà sản xuất nghĩa là FCU, PAU đã bị lỗi ngya từ đầu, các đường ống đồng trong Coil lạnh bị tắc nghẽn vì một lý do gì đó trong quá trình sản xuất – nhưng trường hợp này khó sảy ra vì trong quá trình thi công lắp FCU, PAU thì đã test đường ống nước chi FCU rồi.

o    Có thể trong đường ống có nhiều khí làm cho nước tới FCU yếu đi hoặc không tới nổi thì cần phải chờ một thời gian vận hành thử tải để các khí đó sẽ được thoát ra ở các van xả khí tự động (AAC), thì lúc đó mình kiểm tra mới cho kết quả khả quan được.

5.    THEO DÕI SỰ LÀM VIỆC CỦA CHILLER, PUMP VÀ TOWER.

Các thông số làm việc của Chiller đều được hiển thị lên hết trên màn hình điều khiển, các sự cố, các thông số cần thiết đều được cài đặt chính xác và sẽ báo lỗi trên màn hình (kèm tiếng chuông kêu) khi có sự cố.

Tuy vậy, trong quá trình chạy máy,chúng ta cũng cần chú ý đến các biểu hiện thực tế nữa, cụ thể như:

a.    Quan sát bên ngoài.

Trước khi mở máy thì cần phải kiểm tra toàn bộ hệ thống để khắc phục các hư hỏng và phải khắc phục ngay nếu có như là tình trạng của lớp cách nhiệt, tình trạng của hoạt động của Chiller, Pump và Tower, các thông báo khẩn của Chiller trên màn hình điều khiển – nếu trong khả năng có thể khắc phục được thì tự khắc phục, còn không thì phải liên lạc ngay với TRANE Việt Nam để kịp thời xử lý sự cố.

b.    Quan sát qua tiếng động và độ rung.

Tiếng động và độ rung sẽ xác định mức độ mài mòn, sự gãy vỡ hoặc biến dạng của các chi tiết chuyển động, xác định sự cung cấp dầu bôi trơn có dúng hay không và mức độ lấy tải của máy.

Mỗi thiết bị (trong phòng máy) ở trong tình trạng tốt đều có một tiếng động đặc trưng và thay đổi theo điều kiện làm việc cùa máy.

Độ rung lớn có thể xãy ra khi các bu lông nền xiết không chặt, trục máy nén không đồng tâm, các bộ phận quay không cần bằng, khớp nối mếm kém hiệu quả, bệ quán tính đặt bơm thiêt kế chưa tối ưu… Khi rung mạnh sẽ xuất hiện tiếng ồn và có thể dễ gây biến dạng và hư hòng máy và thiết bị.

c.    Quan sát nhiệt độ của các chi tiết.

Nhiệt độ của các chi tiết xác định sự chính xác trong chế tạo và lắp ráp, mức chịu tải của máy và sự đúng đắn của việc cung cấp dầu bôi trơn hay quạt giải nhiệt ngay trên thiết bị.

d.    Quan sát hệ thống dầu bôi trơn.

Lượng dầu bôi trơn các bộ phận của máy luôn luôn thay đổi. Khi máy còn lạnh (lúc khởi động) dầu có độ nhớt cao hơn và chuyển động qua các chi tiết với vận tốc chậm hơn. Khi các chi tiết ma sát đã mòn, khe hở giữa chúng đã lớn thì lượng dầu đi qua chúng sẽ lớn hơn. Cho nên lưu lượng của các bơm dầu phải chọn lớn hơn 2 – 3 lần so với yêu cầu bôi trơn trong thời gian đầu hoạt động của máy nén trong Chiller. Lý thuyết là thế nhưng chúng ta không cần quan tâm tới vấn đề đó vì Chiller đã được thiết kế hoàn chỉnh bởi Công ty TRANE, do đó chúng ta chỉ cần quan sát mức độ dầu sẽ được thông báo ở trên màn hình của bảng điều khiển.

6.    THEO DÕI SỰ LÀM VIỆC CỦA CÁC THIẾT BỊ VÀ HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG.

a.    Kiểm tra độ kín của đường ống, các valve.

Hàng ngày người công nhân vận hành đều phải kiểm tra độ kín của các chổ nối bằng măt bích, các mối hàn của thiết bị và đường ống, mức độ ăn mòn kim loại, độ kín của bộ phận chèn và của các van

b.    Kiểm tra và đóng, mở các valve trên các đường ống nước, đường ống gió.

Bình thường thì các van sẽ được đóng , mở theo yêu cầu và nguyên lý của quá trình làm việc. Nhưng khi có sự cố thì phải kiểm tra các van và đóng , mở kịp thời để khắc phục sự ố một cách tốt nhất.

c.    Kiểm tra mức lưu lượng gió ở miệng gió thổi.

Thường xuyên kiểm tra lưu lượng gió lạnh được thổi vào phòng qua miệng thổi  hay ống dẫn và lưu lượng gió hồi để từ đó biết được sự làm việc của FCU, PAU và biết được trạng thái của ống gió có còn đúng như lúc thi công hay không.

d.    Kiểm tra sự tuần hoàn của nước giải nhiệt và nước tải lạnh.

Kiểm tra xem sự tái tuần hoàn của chúng xem có ổn định không, có còn đầy đủ nước tron hệ thống hay không. Các van cấp nước bổ sung có còn làm việc tự động tốt hay không. Phải đảm bảo các van cấp nước bổ sung choTower và cho nước tải lạnh luôn hoạt động tốt và luôn cung cấp đầy đủ nước cho hệ thống.

e.    Kiểm tra sự bám bản, cáu cặn trên bề mặt truyền nhiệt.

Về phần kiểm tra cáu cặn trong Evaporator (Evap)và Condensor (Cond)của Chiller thì chúng ta qua sát quá trình hoạt động của Chiller, xem các thông số nhiệt độ đầu ra và đầu vào của Evap và Cond xem Delta độ chênh nhiệt độ của chúng như thế nào. Nếu Delta của Evap ngày càng nhỏ thì tức là khả năng làm lạnh nước của Chiller ngày càng kém => có khả năng cáu cặn bám dơ bề mặt truyền nhiệt của các pass trong Evap. Nếu Delta của Cond ngày cũng càng nhỏ thì tức là khả năng giải nhiệt của Cond hoặc của Tower không được tốt => cần kiểm tra xem có cáu cặn trong Cond hay không và cũng cần kiểm tra xem trên Tower có dơ quá hay không. Nếu dơ thì vệ sinh Tower, súc rữa Evap và Cond.

f.    Kiểm tra sự làm việc của hệ thống Cooling Tower làm mát nước giải nhiệt bình ngưng.

Kiểm tra làm vệ sinh thiết bị phân phối nước, vòi phun, các tấm phin lọc. Kiểm tra sự tuần hoàn của không khí trong Tower.

g.    Định kỳ xả nước, tháo, rửa, vệ sinh phin lọc, đường ống nước của hệ thống Chiller.

1.    CÔNG VỆC CHUẨN BỊ CHO KHỞI ĐỘNG CHILLER SAU KHI ĐÃ LẮP ĐẶT.

Sau khi đã kết thúc công việc lắp đặt các thiết bị người ta bắt đầu chuẩn bị cho việc chạy thử Chiller  bao gồm các việc như sau:

a.    Chạy thử không tải.

Sau khi đã kết thúc công việc tất cả các công việc xây dựng và làm vệ sinh nơi đặt thiết bị, nạp nước cho bình ngưng, kết thúc việc lắp đặt các động cơ điện, tủ điện điều khiển và tiếp địa thì người ta tiến hành việc chạy thử không tải từng thiết bị. thời gian chạy thử do đơn vị lắp đặt quy định.

b.    Kiểm tra các thiết bị.

Trong quá trình chạy thử các thiết bị chúng ta có thể tiến hành kiểm tra máy nén và các thiết bị. Các công viêc dưới đây sẽ được các chuyên gia của TRANE hỗ trợ và cùng kiểm tra.

i.    Kiểm tra máy nén.

Đối với máy nén cần kiểm tra sự đồng tâm của trục vít, các ổ trục thanh truyền, sự nhẹ nhàng êm ái khi quay trục máy nén và động cơ điện, các bề mặt chèn kín phải được sạch sẽ, châm dầu bôi trơn vào các bộ phận chèn và các chi tiết chuyển động của máy nén.

ii.    Kiểm tra bình ngưng.

Kiểm tra các thiết bị phân phối nước, các công tác dòng chảy và sự phân phối nước đồng đều trên các bề mặt truyền nhiệt. Cần kiểm tra sự có mặt đầy đủ của các loại nhiệt kế, áp kế và van an toàn. Kiểm tra các ống cân bằng của bình chứa và các ống dẫn ra bên ngoài từ các van an toàn trở đi có đúng với quy định về an toàn hay không.

iii.    Kiểm tra bình bay hơi.

Kiểm tra các bộ phận đỡ và cach nhiệt đường ống. Cần kiểm tra sự có mặt đầy đủ của các loại nhiệt kế, áp kế và van an toàn

iv.    Kiểm tra mức dầu.

Thực hiện một số thủ tục để kiểm tra dầu trong hệ thống, cho máy chạy thể để kiểm tra mức dầu trong hệ thống và trong bình tích trữ dầu nhờ vào dầu dò dầu quang học.

v.    Kiểm tra tủ điện điều khiển Chiller

Kiểm tra cẩn thận từng chi tiết, cụm chi tiết, các bo mạch, các công tắc tơ, các cầu chi xem chúng có bị thay đổi, hư hỏng gì không so với kết cấu ban đầu (dựa vào màu sơn kiểm định của TRANE từ Mỹ) để còn chỉnh sửa lại đúng vị trí cũ. Kiểm tra sự cùng pha bằng dụng cụ kiểm tra chuyên dụng. do , test lại các thông số điện áp, dòng của các nguồn cấp vào cũng như các nguồn xuất ra.

vi.    Kiểm tra các valve.

Kiểm tra các van trong từng cụm Chiller, xem chúng đang ở trạng thái gì, từ đó thiết lặp lại cho chính xác với các thông số đã cài đặt ở bảng điều khiển.

vii.    Kiểm tra sự cần bằng của sự lắp đặt từng cụm Chiller.

Dùng ống thủy thông nhau hoặc … để kiểm tra sự cần bằng của từng cụm Chiller, đo cao độ 4 góc của Chiler xem chúng có bằng nhau hay không. Diều kiện lắp đặt phải cần bằng cả cụm Chiller, chỉ cho sai số rất ít…khoảng 5 mm để đảm bảo hệ thống hồi và cung cấp dầu hoạt động được tốt nhất.

2.    MỞ MÁY VÀ DỪNG MÁY.

a.    Chuẩn bị cho hệ thống điều hòa không khí làm việc.

Công việc chuẩn bị cho hệ thống điều hòa không khí làm việc bao gồm các công việc kiểm tra tình trạng của các ống dẫn, các loại van và các dụng cụ kiểm soát và điều khiển tự động.

Theo quy phạm của an toàn lao động thì vị trí đóng mở của các van phải được đóng mở cẩn thận, vì nếu có một van nào đó đóng mở không đúng là có thê gây ra sự cố hoặc nguy hiểm đến tính mạng. Tất cả các van trên đầu đẩy của bơm cho đến bình ngưng đều phải được mở, trừ van đầu đẩy của máy nén. Tất cả các van xả sự cố, van cách ly đều được đóng kín. Các van nối máy nén và các thiết bị với các dụng cụ kiểm soát, điều khiển và bảo vệ (áp suất, rơle áp suất, rơle nhiệt….)

b.    Đưa hệ thống phụ vào trạng thái chuẩn bị làm việc.

Việc đưa hệ thống vào trạng thái sẵn sàng làm việc bao gồm các công vệc sau:

Mở bơm nước bình giãn nỡ, mở các van từ bình giãn nỡ tới tháp giải nhiệt để cung cấp nước cho tháp giải nhiệt. Mở bơm nước tháp giải nhiệt, mở các van cầu, van chặn, motorize valve, van cân bằng tại các FCU, PAU hay tại các nhánh chia giữa các tầng. Mở quạt gió của tháp giải nhiệt để hút không khí vào tháp giải nhiệt. Kiểm tra mức nước tron bể chứa, kiểm tra sự sạch hay dơ của nước giải nhiệt dể có biện pháp súc rữa đường ống. Kiểm tra sự làm việc của các hệ thống phụ khác.

c.    Chuẩn bị cho các thiết bị làm việc.

Đây là công viêc nhằm mục đích đưa tất cả các thiết bị vào tình trạng sẵn sáng hoạt động.

Đối với bình ngưng thì mở bơm nước tháp giải nhiệt để cung cấp nước giải nhiệt, kiểm tra sự phân bố đều nước giải nhiệt trên các bề mặt truyền nhiệt, kiểm tra lượng nước đi qua, mở quạt gió của tháp giải nhiệt để giải nhiệt bình ngưng.

Đối với các FCU, PAU và bình bay hơi thì mở các bơm nước lạnh và kiểm tra lưu lượng nước lạnh đi vào các FCU, PAU. Mở PAU, FCU và kiểm tra lưu lượng gió trong các ống gió đi vào các miệng thổi trong các phòng điều hòa.

Kiểm tra các dụng cụ kiểm soát và điều khiền tự động.

d.    Khởi động Chiller và hệ thống điều hòa không khí.

Kiểm tra một lần nữa vị trí đóng mở của các van tai máy nén và các van nối với áp kế và dụng cụ kiểm soát tự động. Kiểm tra hệ thống dầu bôi trơn, lượng dầu đi bôi trơn.

e.    Điều khiển thiết bị lạnh.

Thường xuyên kiểm tra sự làm việc của các FCU, PAU và điều chỉnh lưu lượng nước lạnh đi vào FCU, PAU, kiểm tra tình trạng của máy nén và các thiêt bị chính và phụ. Sử dụng các biện pháp nhằm đảm bảo sự làm việc bình thường cho tất cả các bộ phận của hệ thống điều hòa không khí và đảm bảo an toàn cho công nhân vận hành.

f.    Dừng máy.

Nhấn nút ngừng Chiller, sau đó nhấn nút ngừng bơm giải nhiệt bình ngưng, ngừng bơm nước lạnh, ngừng tất cả hệ thống phụ.

3.    ĐIỀU CHỈNH NĂNG SUẤT LẠNH CỦA CHILLER.

Cài đặt các thông số nhiệt độ nước vào và nước ra của bình bay hơi, nhiệt độ vào và ra của bình ngưng, cài đặt nhiệt độ Setpoint cho Chiller - ở nhiệt độ này thì chúng ta có thể set thấp hơn hay cao hơn một chút để có thể điều chỉnh năng suất lạnh cho phù hợp.

Điều chỉnh van cân bằng tại các ngã, các nhánh chia vào các dãy phòng hay vào từng phòng đề chia đều lưu lượng nước lạnh vào từng FCU, PAU, từ đó làm thay đổi độ lạnh của không khí trong phòng, làm năng suất lạnh phù hợp.

4.    PHÁT HIỆN HƯ HỎNG, SỰ CỐ TRONG CÁC THIẾT BỊ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ.

Trong quá trình chạy máy, test máy chúng ta cần chú ý đến một số các sự cố thường hay xảy ra đối với hệ thống Chiller Water như sau.

-    Khi khởi động Chiller để chạy thử tải, cử người đi tới các phòng mở các van trên đường ống nước (tại nắp thăm trần) và kiểm tra xem có bị rò rỉ tại các khớp nối, khớp nối van hay không, cần phải phân biệt rõ giữa sự đọng sương và sự rò rỉ nước. Ngoài ra cần chú ý quan sát tại các vùng có ống nước chảy qua để xem có bị rò rỉ hay không, nếu bị rò rỉ thì sẽ làm thấm ướt trần giả ngay tại vị trí đó, từ đó có biện pháp khắc phục ngay nhằm tránh nước làm hỏng trần giả.

-    Tại các FCU, PAU (hãng KASUNAIR) đều có một đường bybass ngay tại đầu hồi về của nước lạnh, mở khóa đường bybass đó để kiểm tra xem nước có chảy ra không và đổ chảy ra có mạnh hay không để từ đó xác định xem nước có cấp được tới FCU, PAU đó hay không, lưu lượng có mạnh hay không. Nếu không có nước chảy ra từ đường bybass đó thì có thể là lỗi sau:

o    Các van trước khi vào và ra khỏi FCU, PAU, các van ở phía đầu của nhánh chưa mở => cần kiểm tra và mở các van.

o    Có thể hệ thống đường ống bị tắc ngẽn ở đâu đó , do rong quá trình thi công, trong hệ thống đường ống có nhiều cáu bẩn, rác nên nó đã mắc lại ở các phin lọc chữ y => cần kiểm tra và tháo phin lọc ra kiểm tra, kiểm tra xem ngoài phin lọc ra còn có bị tắc ở khúc nào trên đường ông nữa hay không nếu như phin lọc sạch sẽ.

o    Có thể do chọn bơm thiếu cột áp hay tổn thất đường ống quá lớn (bị rò rỉ, bị khe hẹp của khớp nối cản trở nếu khớp nối đó có quá nhiều may dớ) khiến nước không thể tới FCU được => kiểm tra kỹ lưỡng và khắc phục.

o    Có thể do lỗi từ nhà sản xuất nghĩa là FCU, PAU đã bị lỗi ngya từ đầu, các đường ống đồng trong Coil lạnh bị tắc nghẽn vì một lý do gì đó trong quá trình sản xuất – nhưng trường hợp này khó sảy ra vì trong quá trình thi công lắp FCU, PAU thì đã test đường ống nước chi FCU rồi.

o    Có thể trong đường ống có nhiều khí làm cho nước tới FCU yếu đi hoặc không tới nổi thì cần phải chờ một thời gian vận hành thử tải để các khí đó sẽ được thoát ra ở các van xả khí tự động (AAC), thì lúc đó mình kiểm tra mới cho kết quả khả quan được.

5.    THEO DÕI SỰ LÀM VIỆC CỦA CHILLER, PUMP VÀ TOWER.

Các thông số làm việc của Chiller đều được hiển thị lên hết trên màn hình điều khiển, các sự cố, các thông số cần thiết đều được cài đặt chính xác và sẽ báo lỗi trên màn hình (kèm tiếng chuông kêu) khi có sự cố.

Tuy vậy, trong quá trình chạy máy,chúng ta cũng cần chú ý đến các biểu hiện thực tế nữa, cụ thể như:

a.    Quan sát bên ngoài.

Trước khi mở máy thì cần phải kiểm tra toàn bộ hệ thống để khắc phục các hư hỏng và phải khắc phục ngay nếu có như là tình trạng của lớp cách nhiệt, tình trạng của hoạt động của Chiller, Pump và Tower, các thông báo khẩn của Chiller trên màn hình điều khiển – nếu trong khả năng có thể khắc phục được thì tự khắc phục, còn không thì phải liên lạc ngay với TRANE Việt Nam để kịp thời xử lý sự cố.

b.    Quan sát qua tiếng động và độ rung.

Tiếng động và độ rung sẽ xác định mức độ mài mòn, sự gãy vỡ hoặc biến dạng của các chi tiết chuyển động, xác định sự cung cấp dầu bôi trơn có dúng hay không và mức độ lấy tải của máy.

Mỗi thiết bị (trong phòng máy) ở trong tình trạng tốt đều có một tiếng động đặc trưng và thay đổi theo điều kiện làm việc cùa máy.

Độ rung lớn có thể xãy ra khi các bu lông nền xiết không chặt, trục máy nén không đồng tâm, các bộ phận quay không cần bằng, khớp nối mếm kém hiệu quả, bệ quán tính đặt bơm thiêt kế chưa tối ưu… Khi rung mạnh sẽ xuất hiện tiếng ồn và có thể dễ gây biến dạng và hư hòng máy và thiết bị.

c.    Quan sát nhiệt độ của các chi tiết.

Nhiệt độ của các chi tiết xác định sự chính xác trong chế tạo và lắp ráp, mức chịu tải của máy và sự đúng đắn của việc cung cấp dầu bôi trơn hay quạt giải nhiệt ngay trên thiết bị.

d.    Quan sát hệ thống dầu bôi trơn.

Lượng dầu bôi trơn các bộ phận của máy luôn luôn thay đổi. Khi máy còn lạnh (lúc khởi động) dầu có độ nhớt cao hơn và chuyển động qua các chi tiết với vận tốc chậm hơn. Khi các chi tiết ma sát đã mòn, khe hở giữa chúng đã lớn thì lượng dầu đi qua chúng sẽ lớn hơn. Cho nên lưu lượng của các bơm dầu phải chọn lớn hơn 2 – 3 lần so với yêu cầu bôi trơn trong thời gian đầu hoạt động của máy nén trong Chiller. Lý thuyết là thế nhưng chúng ta không cần quan tâm tới vấn đề đó vì Chiller đã được thiết kế hoàn chỉnh bởi Công ty TRANE, do đó chúng ta chỉ cần quan sát mức độ dầu sẽ được thông báo ở trên màn hình của bảng điều khiển.

6.    THEO DÕI SỰ LÀM VIỆC CỦA CÁC THIẾT BỊ VÀ HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG.

a.    Kiểm tra độ kín của đường ống, các valve.

Hàng ngày người công nhân vận hành đều phải kiểm tra độ kín của các chổ nối bằng măt bích, các mối hàn của thiết bị và đường ống, mức độ ăn mòn kim loại, độ kín của bộ phận chèn và của các van

b.    Kiểm tra và đóng, mở các valve trên các đường ống nước, đường ống gió.

Bình thường thì các van sẽ được đóng , mở theo yêu cầu và nguyên lý của quá trình làm việc. Nhưng khi có sự cố thì phải kiểm tra các van và đóng , mở kịp thời để khắc phục sự ố một cách tốt nhất.

c.    Kiểm tra mức lưu lượng gió ở miệng gió thổi.

Thường xuyên kiểm tra lưu lượng gió lạnh được thổi vào phòng qua miệng thổi  hay ống dẫn và lưu lượng gió hồi để từ đó biết được sự làm việc của FCU, PAU và biết được trạng thái của ống gió có còn đúng như lúc thi công hay không.

d.    Kiểm tra sự tuần hoàn của nước giải nhiệt và nước tải lạnh.

Kiểm tra xem sự tái tuần hoàn của chúng xem có ổn định không, có còn đầy đủ nước tron hệ thống hay không. Các van cấp nước bổ sung có còn làm việc tự động tốt hay không. Phải đảm bảo các van cấp nước bổ sung choTower và cho nước tải lạnh luôn hoạt động tốt và luôn cung cấp đầy đủ nước cho hệ thống.

e.    Kiểm tra sự bám bản, cáu cặn trên bề mặt truyền nhiệt.

Về phần kiểm tra cáu cặn trong Evaporator (Evap)và Condensor (Cond)của Chiller thì chúng ta qua sát quá trình hoạt động của Chiller, xem các thông số nhiệt độ đầu ra và đầu vào của Evap và Cond xem Delta độ chênh nhiệt độ của chúng như thế nào. Nếu Delta của Evap ngày càng nhỏ thì tức là khả năng làm lạnh nước của Chiller ngày càng kém => có khả năng cáu cặn bám dơ bề mặt truyền nhiệt của các pass trong Evap. Nếu Delta của Cond ngày cũng càng nhỏ thì tức là khả năng giải nhiệt của Cond hoặc của Tower không được tốt => cần kiểm tra xem có cáu cặn trong Cond hay không và cũng cần kiểm tra xem trên Tower có dơ quá hay không. Nếu dơ thì vệ sinh Tower, súc rữa Evap và Cond.

f.    Kiểm tra sự làm việc của hệ thống Cooling Tower làm mát nước giải nhiệt bình ngưng.

Kiểm tra làm vệ sinh thiết bị phân phối nước, vòi phun, các tấm phin lọc. Kiểm tra sự tuần hoàn của không khí trong Tower.

g.    Định kỳ xả nước, tháo, rửa, vệ sinh phin lọc, đường ống nước của hệ thống Chiller.

SỰ CỐ THƯỜNG GẶP KHI SỬ DỤNG MÁY NÉN KHÍ
Máy nén khí rất quan trọng đối với dây truyền sản xuất. Nắm bắt được các lỗi phát sinh và biết cách khắc phục chúng sẽ làm giảm tổn thất nhỏ nhất do sự cố Máy nén khí mang lại......
Những lưu ý khi sử dụng máy nén khí
Khi hệ thống Máy nén khí của bạn được đặt ở nơi thích hợp, đảm bảo một số yêu cầu kỹ thuật và bảo dưỡng thường xuyên thì thời gian sử dụng của máy sẽ lâu hơn và bạn không phải sửa chữa những hỏng hóc lặt vặt, hoặc chịu đựng tiếng ồn quá mức của máy...
Máy sấy khí và thiết bị xử lý không khí
Khí nén được tạo ra từ Máy nén khí chứa đựng rất nhiều chất bẩn theo từng mức độ khác nhau. Chất bẩn bao gồm bụi,hơi nước trong không khí,những phân tử nhỏ,cặn bã của dầu bôi trơn và truyền động cơ khí.Khí nén mang chất bẩn tải đi trong những ống dẫn khí sẽ gây nên sự ăn mòn,rỉ sét trong ống và trong...
Nguyên lý hoạt động của máy nén khí
https://www.youtube.com/watch?v=DnIAAk3Q4_0
Một số loại máy nén khí phổ biến trên thị trường
Máy nén khí là một loại thiết bị cơ học có chức năng làm tăng áp suất của các chất khí. Máy nén khí được coi là một mắt xích quan trọng trong hệ thống công nghiệp sử dụng khí áp suất cao để vận hành máy, máy có khá nhiều công dụng, các ngành công nghiệp như dệt, gỗ, bao bì, thực phẩm hầu hết đều sử dụng đến...
Hướng dẫn vận hành máy nén khí
Hướng dẫn sử dụng máy nén khí hiệu quả mà an toàn
Chỉ với những kỹ thuật đơn giản sau bạn hoàn toàn có thể cải thiện hiệu quả năng lượng , tiết kiệm năng lượng và chi phí vận hành trên hệ thống máy nén khí.
Máy nén khí và nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động của máy nén khí: áp suất được tạo ra từ máy nén, ở đó năng lượng cơ học của động cơ điện hoặc của động cơ đốt trong được chuyển đổi thành năng lượng khí nén và nhiệt năng.
Nội quy an toàn khi sử dụng bình khí nén
Bình khí nén nếu sử dụng không đúng quy cách rất dể gây tai nạn, vì vậy trong khi sử dụng bạn phải tuyệt đối tuân thủ các nội quy an toàn.
Các loại máy nén khí theo cơ chế hoạt động
Máy nén khí là các máy móc (hệ thống cơ học) có chức năng làm tăng áp suất của chất khí. Các máy nén khí dùng để cung cấp khí có áp suất cao cho các hệ thống máy công nghiệp để vận hành chúng, để khởi động động cơ có công xuất lớn, để chạy động cơ khí nén hoặc các máy móc, thiết bị của nhiều chuyên ngành...