Máy công nghiệp đặc biệt là các loại máy nén khí, khi sử dụng thường gặp một số lỗi về mạch điện. Nếu không được sử lý kịp thời rất dễ dẫn đến hỏng hóc nặng. Dưới đây là các cách kiểm tra và tìm sự cố thường gặp trong mạch điện ở các máy nén khí - máy công nghiệp
 
1. Các bước cần thực hiện khi sửa chữa điện ở máy
 
Khi máy sản suất bị hỏng về điện, điều quan trọng là phát hiện khối mạch bị hỏng? Trong tủ điện hay ở bảng điều khiển? Hỏng ở các động cơ điện trong mạch động lực hay sự cố thuộc về mạch khống chế?
 
 Có những hư hỏng đơn giản, sau khi phát hiện và sử lý tại chỗ máy hoạt động lại bình thường. Kiểm tra phán đoán chính xác chỗ gây sự cố ngay từ đầu giúp thợ  điện sửa chữa được nhanh chóng, đỡ tốn công sức
 
Đầu tiên phải hỏi thợ vận hành xem điều gì đã xảy ra? Máy chạy yếu, làm việc được nhưng không tự động hay bốc khói ra ở chỗ nào v.v.v
 
Đọc kĩ sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp ráp ròi suy nghĩ những thông tin trên để khoanh vùng nơi bị hỏng.
 
2. Kiểm tra sơ bộ
 
Kiểm tra sơ bộ là phương pháp kiểm tra một cách tổng quát chưa cần dụng cụ đo điện, chỉ kiểm tra nguội
 
Không đóng điện mà chỉ mở lắp đậy “vùng” nghi bị hỏng,quan sát bằng mắt các đường dây, khí cụ điện, các nút phục hồi của rơ le nhiệt xem có biểu hiện nào bất thường không như: dây bị đứt, bị tuột hoặc bị dính, rơ le nhiệt bị bật lên, điện trở bị cháy đen, tụ điện bị chảy dầu….
 
Kiểm tra các vít nối dây, các giắc cắm, cầu chì nghi bị hỏng, tiếp xúc kém ; tốt nhất là ấn chặt cầu chì hoặc rắc cắm, lấy vặn vít xiết lại cẩn thận các đầu dây. Nhiều hki chỉ liểm ttra nguội cũng phát hiện ra hư hỏng rồi, rồi khắc phục là máy có thể hoạt dộng như bình thường
 
Nếu không thấy biểu hiện hư hỏng nào thì có thể đóng điện để kiểm tra nóng
 
3. Kiểm tra khi có điện
 
Bật áptômát rồi quan sát các đèn tín hiệu xem có báo sáng không. Ấn nút START nhìn xem các rơle, khởi động từ có tác động không. Có tiếng phát ra bất thường khong? Các tiếp điểm có bị đánh lửa không?  Dùng vôn kế đo điện áp tuần tự: từ áptômát, qua công tơ điện, đến các đầu dây nối vào động cơ của từng pha R , S , T đén U, V, W… điện áp phải đạt Uđm hoặ trên dưới 5% mới đạt yêu cầu. Trường hợp điện áp giảm nhiều( chỉ còn dưới 85%) là có sự cố. Nếu điện áp đủ 3 pha, đạt định mức vào động cơ, rôto quay được, máy mang tải thì quan sát ampe kế: Tốt nhất dùng ampe kế tìm đo dòng điện tải của 3 pha phải bằng nhau; dòng điện tải ở bất cứ pha nào cũng khồn được vượt quá trị số định mức ghi trên nhãn của động cơ
 
Kinh nghiệm khi động cơ sử dụng điện 3 pha 380V, cứ 1kw, ampe kế kim chỉ từ 2 A trở xuống là động cơ chạy được.
 
4. Trường hợp động cơ dùng điện qua máy biến tần, có các mạch điện tử sử dụng công tắc không tiếp điểm qua các thyristo, triac.
 
- Trường hợp này thì rất phức tạp, không quan sát được bằng mắt thường; sự hỏng hóc hay xảy ra ở mạch điều khiển; ở các tụ điện; các tranzito hoặc IC; các rơle điện tử
 
Muốn xác định được chính xác phải tiến hành đo đạc, đơn giản nhất là dùng đồng hồ vạn năng có cấp chính xác 0,5-1. Kiểm tra tuần tự nơi cấp nguồn là cuộn sơ rồi cuộn thứ của biến áp, mạch chỉnh lưu cầu 4 điốt lấy ra điện một chiều ( giả sử 12V) để vào các tầng khuếch đại tranzito và IC.
 
Nếu đo điện Ucc giảm nhiều, chỉ còn dưới 10v, chứng tỏ đã có nơi bị chạm chập nên rơle không thể làm việc được. Cần dò theo mạch nguồn cung cấp xem có chỗ nào bị chập không hoặc có tụ lọc nào bị đánh thủng không? Nếu nghi tụ lọc hãy nhả một chân tụ ra, nếu điện áp Ucc trở lại 12V thì chứng tỏ tụ bị chập hỏng. Thay tụ mới( cùng điện áp và điện dung) rồi lại kiểm tra các tranzito.
 
+ Đo điện áp tại các chân A,B,C rồi căn cứ vào các trị số đo được mà suy ra những hư hỏng. Nếu điện áp ở cả 3 chân đều bằng nhau hoặc bằng 0 là tranzito hoặc các linh kiện mạch ngoài đã hỏng. Tính theo giá trị tuyệt đối: bóng tốt tì điện áp trên cực góp C có giá trị lớn nhất; diện áp trên cực gốc B lớn hơn trên cực phát E. Muốn chính xác thì đo thiên áp của tranzito.
 
Nếu tranzito pnp, điện áp này khoảng 0,1-0,6V; bóng ngược npn điện áp lớn hơn, vào khoảng 0,3-1 V tùy thuộc vào yêu cầu của mạch khuếch đại.
 
Thiên áp UBE có thể đo điện thế của B và E so với mát, chênh lệch giữa chúng chính là thiên áp. Khi đo chú ý cực tính của đồng hồ (+ -) cho phù hợp với bóng thuận (pnp) và bóng ngược (npn).
 
Sau khi đã biết được điện áp trên các chân tranzito, kiểm tra và phân tích thêm các linh kiện mạch ngoài của nó là đã có thể phát hiện ra hư hỏng.
 
Sau khi chắc chắn là tranzito đã hỏng mới tháo ra khỏi mạch thay bóng mới cùng kí, mã hiệu. Trước khi thay bóng mới cần loại trừ chỗ hư hỏng kẻo thay bóng mới mà mạch còn chập thì lại hỏng bóng mới.
 
+ Nếu hỏng tụ, hỏng điện trở hoặc các tranzito tì có thể dùng đồng hồ để kiểm tra phát hiện được, riêng trường hợp hỏng IC( tuy ít xảy ra ) nhưng vô cùng lan giải. trước tiên phải vệ sinh sạch sẽ cả màng chứa IC, mạch in bị ẩm, bị bẩn vì bụi, keo phủ cáh điện đã biến chất do nhiệt độ và thời gian sử dụng lâu ngày làm cho các IC tác động sai. Có nhiều trường hợp chỉ thổi hết bụi , tẩy sạch bằng cồn 90` rồi sấy cho chất ẩm trong các lỗ kẽ khuất thoát ra hết là hệ thống điều khiển đang ậm ạch đã hoạt động trở lại bình thường
 
Khi nghi IC hỏng, xử lý như trên không được thì phải dùng vạn năng kế đo điện áp tại các chan IC để so sánh với điện áp ghi trên sơ đồ ( nếu không có thì tìm một bo mạch của máy cùng loại đang hoạt động tốt, đo thực tế để lấy số liệu) có sai khác với trị số đã ghi thì tiến hành kiểm tra các linh kiện R, C .. ở mạch ngoài để loại trừ dần. Cuối cùng, chắc chắn IC hỏng mới tháo ra khỏi mạch để thay IC mới .
 
Chân IC rất mỏng manh và nằm sát nhau, không nên lấy que đo của dồng hồ dí trực tiếp vào chân IC dễ xảy ra chập mạch làm hỏng thêm, tốt nhất là đo tại điểm bên ngoài hai hàng chân, đo điện áp ở các điểm nối vào chân IC với mát khi chưa có tín hiệu vào.
Hướng dẫn bảo trì bảo dưỡng phụ kiện máy nén khí
Kết cấu và phân loại biên dạng răng vít của máy nén khí trục vít
Những kiều máy nén khí thường gặp
Kết cấu ổ trục và vòng làm máy nén khí trục vít
Kiểm định máy nén khí
Lý thuyết chung về máy nén khí Piston
So sánh ưu nhược điểm của máy nén khí trục vít và máy nén khí piston
Những sự cố thường gặp ở máy thổi khí
Những sự cố thường gặp ở máy thổi khí bạn nên biết 1. Máy không hoạt động: Các nguyên nhân tìm ẩn: Cách khắc phục: • Mạch điện có vấn đề hư hỏng Kiểm tra và sửa chữa mạch điện • Motor có vấn đề Kiểm tra và...
Tổn thất khí nén ở máy nén khí
11 quy tắc sử dụng máy nén khí bền bỉ ổn định
Khi các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư hệ thống máy nén khi cho hoạt động sản xuất cũng cần phải biết cách bảo dưỡng để máy luôn hoạt động bền bỉ và ổn định. Máy nén khí cần được bảo dưỡng định kỳ và và tuân thủ nghiêm ngặt những yêu cầu kỹ thuật.