Hôm thứ 5 vừa qua, tập đoàn General Electric đã chính thức giới thiệu động cơ phản lực HF120 - một sản phẩm hợp tác giữa GE và Honda, được phát triển dành riêng cho máy bay phản lực doanh nhân HondaJet. Mẫu động cơ này vừa hoàn tất các chứng nhận thử nghiệm của Cục hàng không liên bang Hoa Kỳ (FAA) và điểm độc đáo của nó là đường kính cánh quạt chỉ 18" (45,7 cm).
 
HF120 có thể là chiếc động cơ phản lực nhỏ nhất theo GE nhưng nó vẫn mang lại lực đẩy 2095 lb (~ 950 kg). HF120 là một biến thể của Honda HF118 - đây là động cơ phản lực 2 luồng khí (turbofan) được sản xuất liên doanh bởi GE Honda Aero Engines. Động cơ sử dụng một cánh quạt xoắn (wide-chord) để đưa luồng khí vào máy nén 2 kỳ, áp suất thấp. Luồng khí nén tiếp tục được nạp vào một máy nén khí quay ngược chiều, áp suất cao với một bánh công tác (impeller) bằng titan giúp tăng áp suất dòng khí. Honda đã bắt đầu phát triển những động cơ tương tự kể từ năm 1986 và phiên bản cuối cùng đã được sản xuất hợp tác cùng GE. GE cho biết thiết kế gọn nhẹ của động cơ không chỉ vượt quá các tiêu chuẩn môi trường của máy bay phản lực doanh nhân mà còn cải thiện hiệu quả nhiên liệu.
 
Terry Sharp, chủ tịch GE Honda Aero Engines cho biết: "Honda đã sở hữu một chiếc động cơ có thể hoạt động nhưng GE biết cách đưa sản phẩm này vào khai thác. Cùng nhau, chúng tôi đã tái thiết kế động cơ và thực hiện qua các bài kiểm tra của FAA nhằm đạt được những điều kiện cần thiết và trên cả mọi thứ bạn thấy trên thực tế."

HF120_01.


Với bố trí động cơ nằm trên mặt cánh độc đáo, HF120 là một phần của mẫu máy bay phản lực doanh nhân HondaJet. 6 phiên bản đầu tiên của HondaJet đang được Honda Aircraft chế tạo. Mẫu máy bay này đã được phát triển trong suốt 1 thập kỷ trước và nó được thiết kế để chuyên chở 6 hành khách với sải cánh rộng 12,15 m, tổng chiều dài thân 12,7 m, tốc độ cruising ở 778 km/h và tầm bay 2593 km.
 
Thiết kế khung sườn của HondaJet được cho là có thể giảm tiếng ồn trong cabin và dưới mặt đất cũng như mở rộng không gian cabin và khoang chứ hàng hóa. Trong buồng lái, HondaJet được trang bị hệ thống điện tử hàng không thế hệ mới Garmin G3000 được Honda tùy biến với 3 màn hình hiển thị 14" cùng các bộ điều kiển bằng màn hình cảm ứng.
 
GE dự kiến sẽ nhận được kết quả phê chuẩn cuối cùng từ FAA đối với động cơ HF120 ngay trong năm nay và hoạt động sản xuất đồng loạt sẽ bắt đầu vào năm 2014. Sau rất nhiều lần trì hoãn, đa phần liên quan đến động cơ thì mẫu máy bay phản lực doanh nhân HondaJet cũng sẽ được cấp chứng nhận bay của FAA trong năm sau.
 
Máy làm lạnh nước công nghiệp
Water chiller sử dụng công suất điện năng tiêu thụ để tách riêng 2 phần nhiệt nóng và nhiệt lạnh. phần nhiệt nóng không sử dụng thải ra môi trường xung quanh bằng tháp giải nhiệt cooling tower (chiller giải nhiệt nước). 
Tổng quan về Bình Chứa Khí
Ưu nhược điểm của máy nén khí trục vít
Máy nén khí trục vít thường được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp hiện nay. Máy nén khí trục vít thường được sử dụng trong hệ thống vận vận chuyển thu gom khí đồng hành ở các mỏ hoặc cung cấp nguồn khí nén cho các thiết bị đo và điều khiển tự động
Ứng dụng cơ bản của máy nén khí
Công dụng của máy nén khí thì rất nhiều, chúng có mặt trong hầu hết các ngành công nghiệp như in ấn, bao bì, thực phẩm, dệt, gỗ,… Máy nén khí là một “mắt xích” quan trọng trong các hệ thống công nghiệp sử dụng khí ở áp suất cao để vận hành các máy móc khác…  
Cách khắc phục sự cố máy nén khí trục vít
Quy tắc an toàn khi làm việc với bình chứa khí nén
An toàn lao động cho người sử dụng máy nén khí
Khi chọn mua máy nén khí mới, bạn luôn có bộ tài liệu kỹ thuật hướng dẫn về máy nén khí, vì vậy hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, vì nếu sử dụng không đúng cách có thể gây tai nạn nguy hiểm cho bạn
6 lưu ý khi chọn mua máy nén khí
Máy nén khí có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất. Những kinh nghiệm lựa chọn máy nén khí được đúc kết dưới 6 lưu ý sau:
Tổng hợp các sự cố và cách khắc phục của máy nén khí Piston
Hướng dẫn cách lắp đặt inverter cho máy nén khí
Đối với ngành chế biến thực phẩm, hệ thống cung cấp khí nén có vai trò khá quan trọng, hệ thống này thường tiêu tốn năng lượng khá lớn. Tuy vậy, việc sử dụng năng lượng hiệu quả ở khâu quan trọng này vẫn chưa được nhiều doanh nghiệp (DN) quan tâm. Ông Phạm Huy Phong, Trưởng Phòng Kỹ thuật Trung tâm Tiết kiệm...