Để giúp bạn thoả mãn trí tò mò và trở thành một “chuyên gia” về Thép không gỉ hay còn được gọi là Inox trong mắt gia đình bạn bè.
Bài viết hôm nay là về lịch sử phát minh Inox, ứng dụng Inox và các công đoạn để sản xuất ra nguyên liệu chế tạo các sản phẩm Inox mà chúng ta đang dùng hàng ngày.
 
LỊCH SỬ INOX:
Thép không gỉ hay còn gọi là inox là một dạng hợp kim của sắt chứa tối thiểu 10,5% crôm. Tên gọi là “thép không gỉ” nhưng thật ra nó chỉ là hợp kim của sắt, không bị biến màu hay bị ăn mòn dễ dàng như là các loại thép thông thường khác. Vật liệu này cũng có thể gọi là thép chống ăn mòn.
Thép không gỉ gắn liền với tên tuổi của một chuyên gia ngành thép người Anh là ông Harry Brearley. Khi vào năm 1913, ông đã sáng chế ra một loại thép đặc biệt có khả năng chịu mài mòn cao, bằng việc giảm hàm lượng carbon xuống và cho crôm vào trong thành phần thép (0.24% C và 12.8% Cr).
Sau đó hãng thép Krupp ở Đức tiếp tục cải tiến loại thép này bằng việc cho thêm nguyên tố niken vào thép để tăng khả năng chống ăn mòn axit và làm mềm hơn để dễ gia công. Trên cơ sở hai phát minh này mà 2 loại mác thép 400 và 300 ra đời ngay trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Sau chiến tranh, những năm 20 của thế kỷ 20, một chuyên gia ngành thép người Anh là ông W. H Hatfield tiếp tục nghiên cứu, phát triển các ý tưởng về thép không gỉ. Bằng việc kết hợp các tỉ lệ khác nhau giữa niken và crôm trong thành phần thép, ông đã cho ra đời một loại thép không gỉ mới 18/8 với tỉ lệ 8% Ni và 18% Cr, chính là mác thép 304 quen thuộc ngày nay. Ông cũng là người phát minh ra loại thép 321 bằng cách cho thêm thành phần titan vào thép có tỉ lệ 18/8 nói trên.
Trải qua gần một thế kỷ ra đời và phát triển, ngày nay thép không gỉ đã được dùng rộng rãi trong mọi lĩnh vực dân dụng và công nghiệp với hơn 100 mác thép khác nhau.
 
ỨNG DỤNG INOX
Inox với thành phần là: Thép (Fe) + Crom (Cr) dùng cho các đồ Inox dân dụng như dao, thìa, nĩa, bồn, chậu, lồng máy giặt, cổng xếp inox, v.v.
 
 
giá đỡ inox hà nội
Hình minh họa: Sản phẩm dân dụng Inox Hà Nội được làm từ thép không gỉ
 
Nếu bổ sung thêm Niken vào thành phần hoá học: Thép (Fe) + Crom (Cr) + Niken (Ni), ta được loại Inox có phạm vi ứng dụng rộng hơn như để chế tạo thang máy inox, dụng cụ y tế inox, nồi inox, ấm inox, gian phoi thong minh gia re,  v.v… do có tính năng ưu việt hơn. 
ke bep inox
 
Nếu tiếp tục bổ sung thêm Molyden vào thành phần: Thép (Fe) + Crom (Cr) + Niken (Ni) + Molipden (Mo), Inox loại này được ứng dụng trong công nghiệp như trong ngành dầu khí, hoá học, sinh học, dược phẩm, chế tạo du thuyền, v.v… nhờ các tính năng đặc biệt của hợp kim Cr, Ni, Mo trong sắt như chống oxy hoá, chống mài mòn, chịu nhiệt độ cao, v.v.
 
công ty inox hà nội
 
QUY TRÌNH SẢN XUẤT INOX
Thép và thép không gỉ tái chế được đổ lẫn vào lò đốt loại quay cùng với Crôm và hợp kim Niken để nấu chảy. Sau nhiều giờ, dung dịch nóng chảy được chuyển qua lò lọc tạp chất, thổi khí oxy và khí trơ vào để làm sạch tạp chất. Trong quá trình khử tạp chất, nhân viên kỹ thuật thường xuyên kiểm tra thành phần hoá học của Inox để có điều chỉnh bằng cách bổ sung các hợp kim cho phù hợp tỷ lệ. Sau đó, dung dịch được làm nguội dần trong quá trình cán tạo hình thành các tấm Inox mỏng và được cuộn lại để bán ra thị trường dùng làm nguyên liệu cho các công đoạn chế tạo thành phẩm tiếp theo.
Hướng dẫn bảo trì bảo dưỡng phụ kiện máy nén khí
Kết cấu và phân loại biên dạng răng vít của máy nén khí trục vít
Những kiều máy nén khí thường gặp
Kết cấu ổ trục và vòng làm máy nén khí trục vít
Kiểm định máy nén khí
Lý thuyết chung về máy nén khí Piston
So sánh ưu nhược điểm của máy nén khí trục vít và máy nén khí piston
Những sự cố thường gặp ở máy thổi khí
Những sự cố thường gặp ở máy thổi khí bạn nên biết 1. Máy không hoạt động: Các nguyên nhân tìm ẩn: Cách khắc phục: • Mạch điện có vấn đề hư hỏng Kiểm tra và sửa chữa mạch điện • Motor có vấn đề Kiểm tra và...
Tổn thất khí nén ở máy nén khí
11 quy tắc sử dụng máy nén khí bền bỉ ổn định
Khi các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư hệ thống máy nén khi cho hoạt động sản xuất cũng cần phải biết cách bảo dưỡng để máy luôn hoạt động bền bỉ và ổn định. Máy nén khí cần được bảo dưỡng định kỳ và và tuân thủ nghiêm ngặt những yêu cầu kỹ thuật.