Một vấn đề sẩy ra trong quá trình vận hành hệ thống lạnh là việc bảo trì các thiết bị
 

1. Bảo trì tháp giải nhiệt
 

2. Bảo trì Máy làm lạnh nước công nghiệp- water chiller
 

3. Bảo trì bơm nước tuần hoàn
 

4. Các thiết bị khác
 

5-     …..

Bài viết này đề cập tới vấn để bảo trì tới việc bảo trì bầu ngưng và bầu bay hơi Máy làm lạnh nước water chiller. Như đã biết bầu bay hơi làm việc ở nhiệt độ thấp nên ít bị đóng cặn trong môi trường. Còn bầu ngưng tự hoạt động ở nhiệt độ tương đối cao trong suốt quá trình vận hành nên thường gây ra đóng cặn tại đó. Khi phát sinh đóng cặn làm sự trao đổi nhiệt giữa Gas lạnh và nước kém đi. Gây ảnh nước tới áp suấp và nhiệt độ, dầu bôi trơn và máy nén.  Cụ thể như sau:
 

1. Cặn vi sinh:Cặn trong các đường ống, tấm tản nhiệt của tháp giải nhiệt, thiết bị đo lường, điều khiển, bầu ngưng của máy làm lạnh nước công nghiệp nguyên nhân do rong rêu vi sinh vật sống và chết, làm tăng trở lực đường ống, giảm hiệu suất trao đổi nhiệt.
 

2. Bùn lắng: Bùn trong hệ thống bám vào đường ống, thiết bị trao đổi nhiệt, tháp giải nhiệt, nguyên nhân do tạp chất hữu cơ và vô cơ, làm tăng trở lực đường ống, giảm hiệu suất trao đổi nhiệt.
 

3. Ăn mòn: Hệ thống bị ăn mòn, giảm tuổi thọ hệ thống. Nguyên nhân do bản chất nước tuần hoàn (pH thấp, độ dẫn điện cao) và do hệ thống (vật liệu kém bền, không có biện pháp bảo vệ ăn mòn)
 

4. Bọt: Bọt sinh ra trong hệ thống, làm biến đổi trạng thái chuyển khối, kích thích quá trình tạo cặn, thoát ra ngoài ảnh hưởng tới môi trường
 

Những vấn đề trên sẽ làm giảm hiệu suất trao đổi nhiệt của thiết bị, tăng vận hành, tăng chi phí tiêu thụ điện năng của thiết bị, giảm tuổi thọ của hệ thống, gián đoạn sản xuất do phải dừng hệ thống để sửa chữa, thậm chí làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, nhất là sản phẩm bảo quản trong các kho lạnh, dây chuyển sản xuất có tính công nghiệp hóa cao.
 

Hiện tại phương pháp được ứng dụng rộng rãi để giải quyết vấn đề là thông rửa thiết bị. Hóa chất sẽ giúp làm sạch cặn trên bề mặt thiết bị trao đổi nhiệt nhờ các hoạt chất của chế phẩm phản ứng với các thành phần tạo cặn cứng của nước, hình thành những chất rắn không tan lơ lửng, kết lắng và dễ dàng loại bỏ nhờ xả đáy. Do vậy, hệ thống lạnh sẽ làm việc liên tục, ổn định, hiệu quả và an toàn, kéo dài tuổi thọ, nâng cao hiệu quả kinh tế của công ty.
 

Các bước thực hiện cụ thể như sau:
 

Sơ đồ lăp đặt hệ thống giải nhiệt
 

Sơ đồ lăp đặt hệ thống giải nhiệt
 

Các bước thực hiện tẩy rửa hóa chất
 

Bước 1:Kiểm tra, khảo sát, phân tích đánh giá chất lượng hệ thông nước.
 

Bước 2: Kết nối cấp hóa chất chạy tuần hoàn
 

Bước 3: Theo dõi quá trình phản ứng và chạy tuần hoàn hệ thống. Kiểm soát tình trạng ăn mòn hóa chất.
 

Bước 4: Sau khi phản ứng hết cáu cặn trong ống trao đổi nhiệt dừng lại.
 

Bước 5: Vệ sinh cơ khí bằng máy thông rửa chuyên dụng.
 

Bước 6: Kiểm tra trước khi chạy lại hệ thống.
 

Bước 7 :Nghiệm thu đánh giá, so sánh trước vào sau quá trình bảo trì.

Hướng dẫn bảo trì bảo dưỡng phụ kiện máy nén khí
Kết cấu và phân loại biên dạng răng vít của máy nén khí trục vít
Những kiều máy nén khí thường gặp
Kết cấu ổ trục và vòng làm máy nén khí trục vít
Kiểm định máy nén khí
Lý thuyết chung về máy nén khí Piston
So sánh ưu nhược điểm của máy nén khí trục vít và máy nén khí piston
Những sự cố thường gặp ở máy thổi khí
Những sự cố thường gặp ở máy thổi khí bạn nên biết 1. Máy không hoạt động: Các nguyên nhân tìm ẩn: Cách khắc phục: • Mạch điện có vấn đề hư hỏng Kiểm tra và sửa chữa mạch điện • Motor có vấn đề Kiểm tra và...
Tổn thất khí nén ở máy nén khí
11 quy tắc sử dụng máy nén khí bền bỉ ổn định
Khi các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư hệ thống máy nén khi cho hoạt động sản xuất cũng cần phải biết cách bảo dưỡng để máy luôn hoạt động bền bỉ và ổn định. Máy nén khí cần được bảo dưỡng định kỳ và và tuân thủ nghiêm ngặt những yêu cầu kỹ thuật.