- Ngành nhựa là một trong 10 ngành công nghiệp mũi nhọn của nước ta. Từ những vật liệu hết sức bình thường, đến những vật liệu cao cấp bằng gổ, kim loại thì nhựa điều có khả năng thay thế hay làm tốt chức năng vật liệu đó.
- Do nhựa dể dàng định hình theo ý muốn và độ bền tương đối dài và giá nguyên liệu lại rẻ, có thể tạo sản phẩm công nghiệp hàng loạt. Trong quá trình tạo sản phẩm, kiểm soát trạng thái lỏng sang rắn của nhựa là một tiến trình quan trọng ảnh hưởng lớn đến chất lượng và năng suất sản phẩm tạo ra.
- Theo hình trên ta thấy, việc kiểm soát nhiệt độ khuôn hết sức quan trọng. Với hệ thống giải nhiệt khuôn phổ biến trên 30oC, người ta dùng đến tháp giải nhiệt cooling tower. Và cooling tower còn được dùng để giải nhiệt dầu cho máy nén dầu thủy lực.
- Một số sản phẩm nhựa cần nhiệt độ làm lạnh dưới 30oC. Và nước thường từ cooling tower không đáp ứng nhu cầu tạo ra sản phẩm, nên máy lạnh nước công nghiệp water chiller là phần không thể thiếu với khuôn nhựa dạng này.
- Ngoài ra còn một số trường hợp phải dùng đến nước lạnh từ hệ thống Water Chiller (nhỏ hơn 30oC):
1. Theo thông số có sẳn:
2.Theo tính toán công suất làm lạnh cho nhựa:
- Ta có công thức nhiệt sau: Q = Cp x At x M / 3600 (Kw lạnh).
VD như: nhựa HDPE có Cp = 1,9 Kj.Kg/K, năng suất 50 Kg/giờ.
=> Qlạnh = 1,9 x 200 x 50/ 3600 = 5,2777 Kw lạnh.
- Với công suất dự trử 1,3 -> 2 lần công suất thực (do tổn thất nhiệt, do hiệu suất lạnh nước qua nhiều trung gian, do chiller giảm hiệu suất khi hoạt động lâu năm.v.v.).
- Vậy công suất lạnh khi chọn chiller sẻ là: Qlạnh = 5.27777 x 1,35 = 7,125 Kw lạnh.
- Tương đương với chiller giải nhiệt nước dùng block máy nén gas 2 HP điện. Hay chiller giải nhiệt gió dùng block máy nén gas 3 HP điện.
- Ta có 2 loại: chiller giải nhiệt gió và chiller giải nhiệt nước.
- So sánh 2 loại trên: chiller giải nhiệt gió hiệu suất kém hơn so với chiller giải nhiệt nước (tốn điện hơn). Nhưng gọn nhẹ và đơn giản, chạy ổn định hơn, tiết kiệm diện tích, chi phí vận hành và bảo trì ít hơn so với chiller nước.
- Lời khuyên: Với những chiller công suất nhỏ hơn 20 hp điện ta nên dùng chiller giải nhiệt gió. Vì tính kinh tế khi sử dụng vẫn tốt hơn so với chiller giải nhiệt nước. Từ 20 Hp trở lên ta mới xem xét đến mức độ hao phí điện sử dụng.
1. Mô hình chiller giải nhiệt nước 2 vòng tuần hoàn nước lạnh (2 bơm nước lạnh):
Mô hình hoạt động như sau:
a. Chọn Chiller: Chiller chọn theo công suất lạnh tính toán, Cấu tạo đã giới thiệu từ bài trên.
- Nhưng trong giải nhiệt công nghiệp tại Việt Nam thì các nhà sản xuất chiller trên thế giới thường rất kén chọn và ít cung cấp. Vì chiller sản xuất chủ yếu là cho hệ thống điều hòa trung tâm nước, nên kỹ sư chỉ chuyên về hệ thống điều hòa.
- Nếu tư vấn không sát sẻ giảm tuổi thọ của chiller và ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh của hảng sản xuất. Chúng ta điều biết trong công nghiệp thì tuổi thọ chiller thường rất thấp nhất là ở Việt Nam vì các nguyên nhân sau:
b.Cooling tower chọn theo nhà sản xuất, thường là gấp 1,2 lần công suất lạnh chiller.
c. Bồn Nước trử lạnh: đơn giản chỉ là bồn nước thường bằng inox hay nhựa được bọc cách nhiệt.
V bồn = Qlạnhchiller x 0,9/(4,186 x At) mét khối.
d. Hệ thống bơm: Chọn theo độ cao mét nước + tổn thất và lưu lượng nước nóng, lạnh theo chiller). công suất bơm mà nhà sản xuất đưa ra nhằm đảm bảo lưu lượng nước qua chiller là ổn định.
e. Hệ thống nước bypass và van cân bằng:
f. Các thiết bị khác như:
2. Mô hình chiller giải nhiệt gió 2 vòng tuần hoàn nước lạnh (2 bơm nước lạnh)
- Giống mô hình trên, chỉ khác là không dùng đến tháp cooling tower. Có thể đặt trong xưỡng và làm ống gió nối ra bên ngoài để thổi luồng hơi nóng từ dàn ngưng ống đồng cánh nhôm.
3. Mô hình chiller nước hoặc gió 1 vòng tuần hoàn nước lạnh (1 bơm nước lạnh):
+ Ưu điểm: Nước vào tải trực tiếp, nhanh chóng làm lạnh máy ép nhựa, không tốn thêm một bơm cho hệ thống sẻ ít hao điện và hệ thống gọn nhẹ hơn.
+ Nhược điểm: Hệ thống chạy không ổn định bằng hệ 2 bơm nước lạnh, chỉ chạy với một hoặc 2 tải máy ép nhựa.
Không dùng trong một số trường hợp sau:
Water chiller sử dụng công suất điện năng tiêu thụ để tách riêng 2 phần nhiệt nóng và nhiệt lạnh. phần nhiệt nóng không sử dụng thải ra môi trường xung quanh bằng tháp giải nhiệt cooling tower (chiller giải nhiệt nước).
|
|
Máy nén khí trục vít thường được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp hiện nay. Máy nén khí trục vít thường được sử dụng trong hệ thống vận vận chuyển thu gom khí đồng hành ở các mỏ hoặc cung cấp nguồn khí nén cho các thiết bị đo và điều khiển tự động
|
|
Công dụng của máy nén khí thì rất nhiều, chúng có mặt trong hầu hết các ngành công nghiệp như in ấn, bao bì, thực phẩm, dệt, gỗ,… Máy nén khí là một “mắt xích” quan trọng trong các hệ thống công nghiệp sử dụng khí ở áp suất cao để vận hành các máy móc khác…
|
|
Khi chọn mua máy nén khí mới, bạn luôn có bộ tài liệu kỹ thuật hướng dẫn về máy nén khí, vì vậy hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, vì nếu sử dụng không đúng cách có thể gây tai nạn nguy hiểm cho bạn
|
|
Máy nén khí có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất. Những kinh nghiệm lựa chọn máy nén khí được đúc kết dưới 6 lưu ý sau:
|
|
Đối với ngành chế biến thực phẩm, hệ thống cung cấp khí nén có vai trò khá quan trọng, hệ thống này thường tiêu tốn năng lượng khá lớn. Tuy vậy, việc sử dụng năng lượng hiệu quả ở khâu quan trọng này vẫn chưa được nhiều doanh nghiệp (DN) quan tâm. Ông Phạm Huy Phong, Trưởng Phòng Kỹ thuật Trung tâm Tiết kiệm...
|
|