Vì bài viết khá dài nên chúng tôi sẽ chia ra làm hai phần để bạn đọc có thể tiện theo dõi

A. Đối Với Chiller Làm Lạnh Nước Giải Nhiệt Nước:

 
I. XẾP DỠ VÀ VẬN CHUYỂN CỤM MÁY:
Trước hết phải lên kế hoạch vận chuyển sẵn, bao gồm nội dung như : ngày giao hàng đến công trường, kích thước của máy, trọng lượng, lộ trình vận chuyển, chừa sẵn các cửa ra vào và thiết bị để xếp dỡ cụm máy theo bản kế hoạch sau đây:
 
Bảng kế hoạch máy làm lạnh nước
 
1. Để đạt mức an toàn cho người và cụm máy, khi tiến hành cẩu máy phải có người chuyên môn chỉ đạo và trang bị đầy đủ các tín hiệu cảnh cáo và thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu an toàn của các công trường. 
 
2. Khi vận chuyển và cẩu máy phải dùng các ống tròn hoặc cần cẩu không được trực tiếp va chạm hoặc dùng dây thừng để cột vào những phần yếu của máy như : Ống đồng, phần van, tủ điều khiển,.v.v. Dây thừng và những bộ phận tiếp xúc phải có tấm nệm bảo vệ, như hình vẽ dưới đây. 
máy làm lạnh nước
 
3. Khi xếp dỡ cụm máy phải thật sự cẩn thận, tránh cụm máy lắc lư quá độ hoặc va chạm mạnh để đảm bảo máy không bị hư hỏng và tránh làm hư hại đến với người và nhà máy, xưởng.


II. Lắp đặt. 
1. Chọn lựa nơi lắp đặt:
(1). Chọn lựa những nơi có mặt đất cứng rắn kiên cố có thể chịu đựng trọng lượng vận hành của cụm máy, không dễ ảnh hưởng bởi tiếng ồn và độ rung của máy. 
(2). Tránh lắp đặt máy ngay nơi dễ bị mưa tạt và gió thổi mạnh, ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp hoặc nơi có nguồn nhiệt bức xạ trực tiếp đối với máy. 
(3). Nơi có lượng bụi và cát ít, thông thoáng, nhiệt độ môi trường xung quanh 00C—400C và RH 75%. 
(4). Nơi gần điện nguồn, thuận tiện cho việc thi công. 
(5). Nơi thuận tiện cho việc bảo trì, xin lưu ý phải chừa sẵn không gian theo như bản vẽ dưới đây: A là chiều dài của máy tham khảo Catalog của máy đối với dàn ngưng không gian cho việc vệ sinh là 0.8A, xin lưu ý chừa không gian bên phải hoặc bên trái đều được.
 

 
2. Bệ lắp máy:
(1). Bệ lắp máy bằng bê tông cốt thép tính theo tải trọng vận hành của máy, thép sử dụng loại ∮(#3) cự ly 10cm một cây, cột thành hai hàng trên dưới hai tầng. 
(2). Khi thi công bệ đặt máy trên nền xi măng bê tông, trước hết nên làm cho bề mặt bê tông xới lên và quét dọn cho sạch sẽ rồi bắt đầu cho lượng nước vào mới thi công. 
(3). Tỷ lệ pha trộn bê tông theo 1:2:4, yêu cầu phải kiên cố, và theo nhu cầu các con tán sẽ chôn trước ở bệ máy khi hoàn tất đổ bê tông thì phần bề mặt phải được tô láng lên và phải bằng phẳng. 
(4). Khi đã đổ xong bê tông phải đợi đã hoàn toàn khô ráo và chắc chắn mới bắt đầu lắp đặt cụm máy. 
(5). Môi trường xung quanh khu vực bệ máy phải đảm bảo hệ thống thoát nước hoàn chỉnh, để tránh xảy ra tình trạng ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. 


 

Bản vẽ dưới đây phần D,E thông số tham khảo catalog của máy làm lạnh nước - nước giải nhiệt:

 
3. Kết nối ống nước. 
(1). Khi kết nối hệ thống ống nước giữa cụm máy và ống nước bề ngoài xin tham chiếu theo tiêu chuẩn thi công của kết nối ống nước điều hòa không khí. 
(2). Hệ thống ống nước của nước giải nhiệt phải lắp thêm: ống giảm rung, van một chiều, bộ lọc, công tắc dòng chảy, đồng hồ đo áp lực nước, nhiệt kế, tháp giải nhiệt và máy bơm. 
(3). Hệ thống ống nước lạnh phải lắp thêm: ống giảm rung, van một chiều, bộ lọc, công tắc dòng chảy, đồng hồ đo áp lực nước, nhiệt kế, bình giãn nở, máy bơm. 
 
4. Kết nối dây điện. 
(1). Giải trình sơ bộ. 
Nhằm đảm bảo việc an toàn trong sử dụng điện và máy vận hành bình thường, việc kết nối dây điện phải tuân theo tiêu chuẩn kết nối điện của công trình cơ điện của hệ thống điều hòa không khí, những nguyên tắc liên quan như pháp quy về điện cơ trong quy tắc trang bị đường dẫn điện trong nhà và những pháp quy tương quan khác, làm tiêu chuẩn thi công. 
(2). Quyết định về đường truyền chính và đường truyền phụ. 
Đường kính dây điện của đường truyền phụ, độ an toàn trong tính toán phải lớn hơn dòng điện vận hành 1.25 lần. Đường kính dây điện của đường dẫn chính, độ an toàn trong tính toán điện lưu an toàn phải lớn hơn dòng điện vận hành 1.25 lần và những đường truyền phụ khi đã tính ra dòng điện lưu an toàn thì căn cứ theo mẫu kê 1 và mẫu 2 chọn lựa dây cáp lớn nhỏ cho phù hợp.
 
III. Trình tự thao tác. 
1. Kiểm tra trước khi khởi động máy: 
(1). Kiểm tra dây điện kết nối với cụm máy đã lắp ráp hoàn tất. 
(2). Kiểm tra kỹ nguồn nước cho dàn bay hơi và dàn ngưng đã đúng theo lượng nước nhu cầu, và chú ý van bổ sung nước đã mở chưa. 
(3). Kiểm tra các van khóa của từng vị trí đã đúng vị trí chưa. 
(4). Kiểm tra tủ điện các phần công tắc và dây kết nối đã hoàn chỉnh chưa, (nếu chưa hoàn chỉnh phải cho điều chỉnh ngay). 
(5). Kiểm tra dòng điện áp có bình thường không. 
(6). Kiểm tra đồng hồ áp lực của máy có bình thường không, dầu làm mát có đủ chưa, (xin kiểm tra bằng cửa quan sát dầu làm mát phải ở mức 2/3). 
2. Trình tự khởi động của Chiller. 
(1). Khởi động toàn bộ mô tơ quạt của AHU. 
(2). Khởi động mô tơ quạt giải nhiệt của tháp giải nhiệt. 
(3). Khởi động máy bơm nước giải nhiệt tuần hoàn. 
(4). Khởi động máy bơm nước lạnh tuần hoàn. 
(5). Khởi động mô tơ máy nén. 
※ Lần đầu khởi động hoặc ngưng máy quá lâu, trước khi khởi động máy cần cấp điện cho điện trở sưởi dầu, sưởi dầu từ 8-16 tiếng đồng hồ. 
3. Trình tự tắt máy Chiller : 
Thao tác ngược lại với trình tự khởi động máy. 
 
4. Những điều cần lưu ý khi vận hành : 
(1). Phần điện : 
A. Kiểm tra điện áp sau khi khởi động có bình thường không (¡Ĩ10%). 
B. Các mục công tắc điện đã kéo lên hết chưa. 
C. Ampe sau khi khởi động có bình thư?ng hay không. 
(2). Phần máy : 
A. Các mô tơ có vận hành bình thư?ng không. 
B. Các bộ phận máy khi vận hành có tiếng ồn khác thư?ng hay không. 
C. Các máy bơm nư?c có vận hành bình thư?ng không, áp lực nư?c có bình thư?ng hay không. 
D. Đồng hồ áp lực của máy có bình thường không (Thấp áp 3 -> 5.5kg/cm2 , cao áp 12 – 17 kg/cm2 ). 
E. Quan sát dầu làm mát máy nén qua cửa quan sát có đúng mức quy đ?nh không ( không đ?ợc thấp dưới mức 1/4 ) 
F. Công tắc cao thấp áp hoặc công tắc áp suất dầu bị nhảy rơ le, kiểm tra nguyên nhân và sau khi điều chỉnh xong mới được khởi động lại máy. 
G. Khi Bộ điều khiển điện áp bị nhảy rơ le, cần chú ý vấn đề điện áp tăng hoặc điện áp giảm. 
H. Chú ý ống hồi lưu có bị đóng sương không, nếu bị đóng sương phải cho kiểm tra ngay lập tức. 
 
IV. NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý AN TOÀN. 
Phát hiện các hiện tượng dưới đây phải ngưng máy ngay, đóng cầu dao, kiểm tra sửa chữa lại. 
1. Các trang bị bảo vệ không thể đóng tắt điện. 
2. Máy nén có tiếng va chạm không bình thường. 
3. Dòng điện của mô tơ phụ tải vư?t quá mức bình thường trên 20%. 
4. Đồng hồ cao, thấp áp chỉ số vượt quá mức cài đặt nhưng vẫn không tự động tắt máy. 
5. Máy khởi động khó khăn hoặc không khởi động được. 
6. Máy hoạt động bình thường nhưng công suất làm lạnh hoàn toàn không đạt. 
7. Máy tự động ngưng vận hành nhưng không tự động khởi động lại.
 
V.Bảo trì và SỬA CHỮA. 
1.Các mục phải kiểm tra và duy tu hằng ngày : 
(1). Chiller cần phải có người chuyên trách thao tác, mở máy, tắt máy, duy tu và bảo trì, để duy trì tuổi thọ của máy.
(2). Hằng ngày nên có chế độ ghi chép những thông số kiểm tra gồm nhiệt độ bên trong và nhiệt độ phòng, nhiệt độ nước đầu ra, vào của ống dẫn nước lạnh và ống dẫn nước giải nhiệt, điện áp, điện lưu, cao áp, thấp áp, áp lực dầu và dầu bề mặt. Để làm thông số tham khảo cho việc duy tu và điều chỉnh máy. 
(3). Vệ sinh phần ngoài của các bộ phận máy. 
(4). Khi cao áp của Chiller vượt quá 18kg/cm2, phải vệ sinh dàn ngưng.
2.Các mục phải kiểm tra định kỳ vào hàng tháng : 
(1). Các con tán vít của từng bộ phận có bị lỏng hay không.
(2). Vệ sinh lước lọc của AHU.
(3). Kiểm tra các đường nối của ống dẫn nước bị rò rỉ hay không.
(4). Kiểm tra dây điện có bị biến dạng hay hư hỏng không, các phần đầu nối có bị hư hại không.
(5). Kiểm tra dầu của máy nén có bình thường không.
(6). Kiểm tra dàn bay hơi có bị không khí thâm nhập không nếu có phải cho xả khí.
(7). Áp lực môi chất lạnh có bình thường không.
(8). Vệ sinh tháp giải nhiệt và thay nước.
(9). Kiểm tra bình giãn nở và nước bổ sung của tháp giải nhiệt có bình thường không.
 
3.Các mục phải kiểm tra định kỳ vào mỗi 6 tháng : 
(1). Kiểm tra theo các mục hàng tháng phải kiểm tra.
(2). Kiểm tra hiệu suất của tháp giải nhiệt và xử lý những chỗ bị rỉ sét và sơn lại.
(3). Vệ sinh bộ lọc của ống dẫn nước.
(4). Vệ sinh các vết bám của ống đồng dàn ngưng.
 
4.Các mục phải kiểm tra định kỳ vào mỗi năm : 
(1). Kiểm tra theo các mục hàng tháng phải kiểm tra.
(2). Kiểm tra mạch nối của máy nén có phải trong phạm vi 10MΩ[ trở lên.
(3). Chỉnh lại đồng hồ cao áp, thấp áp, công tắc cao thấp áp.
 
5.Thời gian bảo dưỡng định kì:
(1). Nếu máy Chiller chạy liên tục khoảng 8h/ngày thì 1 năm thay dầu máy nén. 
(2). Nếu máy Chiller chạy liên tục 24h/ngày thì 06 tháng thay dầu máy nén. 
(3). Đối với Chiller giải nhiệt nước để đảm bảo máy vận hành tốt thì nên thường xuyên vệ sinh tháp giải nhiệt, thường 01 tháng vệ sinh tháp giải nhiệt 1 lần. 
(4). Để đảm bảo dàn ngưng giải nhiệt tốt cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ. Đối với dàn ngưng nước giải nhiệt 03 tháng vệ sinh 1 lần. Đối với dàn ngưng gió giải nhiệt thì tùy vào độ sạch của môi trường không khí làm việc, kết hợp với quan sát mức độ bụi bẩn của dàn ngưng gió mà tiến hành vệ sinh.


Đến đây tôi xin kết thúc phần một hướng dẫn sử dụng máy làm lạnh nước. Các bạn quan tâm nhớ đón đọc phần hai trong thời gian sắp tới.
Kết cấu và phân loại biên dạng răng vít của máy nén khí trục vít
Những kiều máy nén khí thường gặp
Kết cấu ổ trục và vòng làm máy nén khí trục vít
Kiểm định máy nén khí
Lý thuyết chung về máy nén khí Piston
So sánh ưu nhược điểm của máy nén khí trục vít và máy nén khí piston
Những sự cố thường gặp ở máy thổi khí
Những sự cố thường gặp ở máy thổi khí bạn nên biết 1. Máy không hoạt động: Các nguyên nhân tìm ẩn: Cách khắc phục: • Mạch điện có vấn đề hư hỏng Kiểm tra và sửa chữa mạch điện • Motor có vấn đề Kiểm tra và...
Tổn thất khí nén ở máy nén khí
11 quy tắc sử dụng máy nén khí bền bỉ ổn định
Khi các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư hệ thống máy nén khi cho hoạt động sản xuất cũng cần phải biết cách bảo dưỡng để máy luôn hoạt động bền bỉ và ổn định. Máy nén khí cần được bảo dưỡng định kỳ và và tuân thủ nghiêm ngặt những yêu cầu kỹ thuật.
Mua máy nén khí, nên chọn Piston hay trục vít