(1) Phải làm kế hoạch vận chuyển trước, nội dung bao gồm các mục: ngày giao máy đến công trường, kích thước của máy, trọng lượng, lộ trình vận chuyển, các cửa dự trữ cho di chuyển máy, như mẫu dưới đây :
(2) Để đạt mức an toàn cho người và cụm máy, khi tiến hành cẩu máy phải có người chuyên môn chỉ đạo và trang bị đầy đủ các tín hiệu cảnh cáo và thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu an toàn của các công trường.
(3) Khi vận chuyển và cẩu máy phải dùng các ống tròn hoặc cần cẩu không được trực tiếp va chạm hoặc dùng dây thừng để cột vào những phần yếu của máy như : Ống đồng, phần van, tủ điều khiển.v.v. Dây thừng và những bộ phận tiếp xúc phải có tấm nệm bảo vệ, như hình vẽ dưới đây.
(4) Khi xếp dỡ cụm máy phải thật sự cẩn thận, tránh cụm máy lắc lư quá độ hoặc va chạm mạnh, để đảm bảo máy không bị hư hỏng và tránh làm thiệt hại đến người và nhà cửa.
(5) Theo kích thước lớn nhỏ khác nhau, xin tham khảo những hình vẽ dưới đây:
Ghi chú : Phải gắn thêm giá đỡ trên phần mái của máy, trong quá trình cẩu, di chuyển máy nên lưu ý an toàn của nhân viên và tránh làm trầy xước bề mặt.
(3). Các mục chú ý khi lắp đặt máy.
(1) Dàn coil giải nhiệt và quạt của máy không được có dị vật cản trở.
(2) Khi định vị máy nên chú ý hướng thổi của không khí, phần ra vào gió của bộ phận giải nhiệt tốt nhất nên theo chiều hướng gió thổi của không khí, tuyệt đối tránh trường hợp phần ra vào gió của bộ phận giải nhiệt ngược chiều với hướng gió thổi của không khí. Nếu vị trí đặt máy không đúng, sẽ gây ra cao áp của máy quá cao do giải nhiệt không tốt, lượng tiêu hao điện sẽ tăng lên và hiệu suất làm lạnh sẽ giảm, hiệu quả vận hành sẽ kém đi.
(3) Dàn coil giải nhệt của máy phải tránh xa môi trường có khí nóng lưu chuyển, nếu cùng một khu vực đặt nhiều máy thì khí nóng thải ra từ máy không được cùng hướng với Dàn coil.
(4) Khi đặt máy ở khu vực ban công thì nên tránh những bức tường che chắn bộ phận giải nhiệt của máy, đồng thời hướng thổi của máy không được có máy hiên che vì nếu có hiên che dễ làm không khí loạn lưu, làm giảm đi hiệu quả giải nhiệt ảnh hưởng đến phần cao áp quá cao.
(5) Cụm máy theo quy cách chuẩn tuyệt đối không được lắp đặt máy ngay khu vực có độ PH quá cao lưu chuyển, và tuyệt đối không đặt ở những khu vực có nguồn suối nóng.
(6) Cụm máy theo quy cách chuẩn không được lắp đặt ngay khu vực có nhiệt độ 43oC trở lên.
(7) Máy phải đảm bảo được lắp đặt chắc tại bệ máy, vì tránh khi có động đất máy sẽ lệch vị trí làm ảnh hưởng xấu đến hệ thống.
(8) Khu vực đặt máy phải tránh xa những đồ vật có độ cứng bay xung quanh, vì dễ làm tổn hại đến dàn coil.
(9) Nguồn điện sử dụng cho cụm máy này phải đúng theo điện áp được ghi trên tem dán sản phẩm, và máy nén phải phù hợp với điện áp quy định.
(10) Điện nguồn cần phải tương đối ổn định, nguồn điện áp hạch định ở trong phạm vi (10%).
(11) Tủ điện của dòng máy chuẩn tuy không gồm máy bơm nhưng công tắc điện từ đã có dự trù sẵn vì vậy khi chọn quy cách dây nguồn phải cộng thêm hệ số điện lưu của máy bơm.
(12) Tủ điện của dòng máy đặc chủng đã có gồm máy bơm thì hệ số điện lưu để chọn quy cách dây nguồn thì có thể căn cứ theo tem sản phẩm quy định.
(13) Cụm máy khi nạp môi chất lạnh phải tuân theo chủng loại môi chất được ghi trên tem sản phẩm chiller và máy nén.
4. Các mục chú ý về lắp đặt máy thuyết trình bằng bản vẽ:
(1) Cự ly dàn ngưng của máy gió giải nhiệt khi sắp cùng dãy, cự ly phải hơn 2 lần chiều cao của dàn coil giải nhiệt.
(2) Cự ly dàn ngưng của máy gió giải nhiệt và dãy phải cách 1m trở lên, (2 mặt hút gió, thổi trên, thổi nghiên).
(3) Khi khu vực lắp máy có cản ngại vật thì chiều cao không được cao hơn dàn coil giải nhiệt của máy
(4) Khi máy dạng thổi ngang, do dàn coil giải nhiệt của máy thuộc hình chữ U, khi lắp theo mô hình dọc thì cự ly của dàn coil chiều cao là ½.
(5) Dạng máy thổi ngang và thổi nghiên khi lắp đặt tốt nhất không lắp theo hàng dọc cùng hướng quạt thổi, dễ tạo nên hồi lưu gió nóng.
(6).Không gian lắp đặt và bảo trì cụm máy.
Không gian dự trù cho việc duy tu bảo trì phải chừa sẵn để tiện sau này bảo trì duy tu các phụ kiện trong máy, kích thước dự trù có thể tham khảo theo thông số sau :
Không gian bảo trì
Bên trái(mm) Bên phải(mm) Mặt trước (mm) Mặt sau (mm)
1000 1000 1000 1000
Ghi chú: Đứng ngay trước mặt tủ điện, Bên trái là không gian bảo trì bên trái, Bên phải là không gian bảo trì bên phải.
III. PHẠM VI SỬ DỤNG: Điểm vận hành của máy xin làm theo trong phạm vi sử dụng :
1.Phạm vi lượng nước.
(1)Dàn bay hơi (Bầu lạnh ).
Lưu lượng nước hạn chế tối đa. Nếu lượng nước quá lớn sẽ gây ra hiện tượng ăn mòn.
Lưu lượng nước hạn chế tối thiểu. Nếu lượng nước quá ít, khi máy vận hành dễ bị kết đông.
(2)Lưu lượng nước tối đa và tối thiểu yêu cầu của dàn bay hơi.
Dàn bay hơi
|
Lưu lượng nước tối thiểu
|
Lưu lượng nước tối đa
|
Lưu lượng nước quy định x 0.75
|
Lưu lượng nước quy định x 1.3
|
Ghi chú: Nếu lượng nước lạnh tuần hoàn không đủ (thấp hơn lưu lượng quy định) sẽ làm cho máy hoạt động hiệu suất kém, đồng thời máy vận hành sẽ không được bình thường.
2.Phạm vi nhiệt độ của nước lạnh.
Muïc
|
Thaáp nhaát
|
Cao nhaát
|
Nhieät ñoä nöôùc laïnh ra
|
5℃
|
15℃
|
Nhieät ñoä cheânh leäch ra vaøo nöôùc laïnh
|
3℃
|
8℃
|
Ghi chú: Tình trạng trên là trong trạng thái sử dụng bình thường với mức hạn chế nhiệt độ và hạn chế lưu lượng nước, sau khi lắp đặt xong thử vận hành và tình trạng mở máy hoạt động thời gian dài, lưu lượng nước lạnh và công tắc chống đông trong phạm vi không có động tác gì trong phạm vi cũng không thể làm cho máy chạy dưới tình hình quá tải được.
3. Tiêu chuẩn chất lượng nước lạnh và nước giải nhiệt:
Chất lượng nước theo tiêu chuẩn được ghi trong mẫu dưới đây, xin sử dụng đúng nước có chất lượng theo yêu cầu.
Nếu nguồn nước không đáp ứng được những chỉ số như trên thì cần phải lắp thêm thiết bị xử lý nước, để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho máy có thể hoạt động ổn định.
4.Phạm vi áp lực nước của nguồn nước lạnh.
Trong phạm vi 0.5Mpa (áp lực nước bình thường).
5.Phạm vi điện áp của điện nguồn.
Điện áp hạch định 10% ( Điện áp chênh lệch cự ly dây điện 3%).
6.Phạm vi nhiệt độ môi trường.
Máy vận hành trong phạm vi nhiệt độ môi trường 25℃ - 43℃.
7.Số lần khởi động và dừng máy cho phép.
Số lần ngừng máy và khởi động máy của cụm máy làm lạnh nước là hạn chế.
Mỗi chu kỳ thời gian (Dừng máy - Dừng hoặc khởi động – khởi động) 10 phút trở lên, thời gian ngưng máy 5 phút.
Đầu cảm biến nhiệt độ của nước lạnh (Nhiệt độ chênh lệch cố định 2oC) là có thể phù hợp với yêu cầu trên, còn lượng nước tuần hoàn phải ở mức quy định tối thiểu được liệt kê theo mẫu đơn dưới đây.
Löôïng nöôùc toái thieåu
|
Löôïng nöôùc chuaån (LPM) x 5 min
|
Khi cho lượng nước quá ít hoặc phụ tải qua thấp, dễ làm cho máy tắt mở liên tục ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy nén, vì vậy có thể khắc phục bằng cách khi thiết kế ống dẫn nước lạnh cần tính toán kỹ về lưu lượng nước lạnh từ kích thước chiều dài của ống dẫn.
Nếu tổng thể tích nước của cả hệ thống (thể tích của ống dẫn nước lạnh) thấp hơn lượng nước chuẩn được quy định tại bản kê trên thì có thể lắp đặt thêm bình giãn nở ngay phần ống dẫn nước lạnh, như vậy có thể tránh được khi thấp áp quá thấp làm cho máy đóng mở liên tục sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ hoạt động của máy.
IV.NHỮNG MỤC CẦN LƯU Ý VÀ KIỂM TRA TRƯỚC KHI VẬN HÀNH.
1.Kiểm tra trước khi vận hành:
(1) Kiểm tra thiết bị cấp gió bên hông, không khí đối lưu bình thường thì mới mở điện.
(2) Kiểm tra máy bơm nước lạnh (kiểm tra các van khóa của ống dẫn đã ở vị trí mở, ống dẫn nước lạnh có rò rỉ nước không), sau đó mở điện vận hành.
(3) Sau khi kiểm tra bình thường thì bắt đầu mở điện vận hành.
4) Liên quan đến vận hành khởi động máy phải lưu ý dòng điện, nhiệt độ, áp lực…vv. Phán đoán toàn hệ thống các thiết bị phụ có vận hành bình thường hay không, nếu bất kỳ thiết bị phụ có vấn đề nên cho ngưng máy để xử lý, và mở máy dự bị để cấp lạnh cho hệ thống ĐHKK.
2. Trước khi vận hành máy cần chú ý:
(1) Cần tuân thủ và lưu ý phạm vi sử dụng được ghi tại chương thứ 3, đặc biệt là cần chú ý máy nén khi đóng mở nguồn điện có ổn định hay không.
(2) Nếu máy có lắp thêm van thao tác ống dịch thì phải ở trạng thái mở hết.