Tháp giải nhiệt là gì?

Tháp giải nhiệt là một thiết bị được sử dụng để giảm nhiệt độ của dòng nước bằng cách trích nhiệt từ nước và thải ra khí quyển. Tháp giải nhiệt tận dụng sự bay hơi nhờ đó nước được bay hơi vào không khí và thải ra khí quyển. Kết quả là, phần nước còn lại được làm mát đáng kể. Tháp giải nhiệt có thể làm giảm nhiệt độ của nước thấp hơn so với các thiết bị chỉ sử dụng không khí để loại bỏ nhiệt, như là bộ tản nhiệt của ô tô, và do đó sử dụng tháp giải nhiệt mang lại hiệu quả cao hơn về mặt năng lượng và chi phí. 

tháp giải nhiệt


1. CÁC BỘ PHẬN CỦA THÁP GIẢI NHIỆT
 
Các bộ phận chính của một tháp giải nhiệt bao gồm một khung và thân tháp, khối đệm, bể nước lạnh, tấm chắn nước, bộ phận khí vào, cửa không khí vào, vòi và quạt. Những bộ phận này được miêu tả dưới đây.
Khung và thân tháp. Phần lớn các tháp có khung kết cấu giúp hỗ trợ cho phần thân bao bên ngoài (thân tháp), động cơ, quạt và các bộ phận khác. Ở các thiết kế nhỏ hơn, như các thiết bị làm bằng sợi thuỷ tinh, thân tháp có thể là khung luôn.
Khối đệm. Hầu hết các tháp đều có khối đệm (làm bằng nhựa hoặc gỗ) để hỗ trợ trao đổi
nhiệt nhờ tối đa hoá tiếp xúc giữa nước và không khí. Có hai loại khối đệm: 
-      Khối đệm dạng phun: nước rơi trên các thanh chắn nằm ngang và liên tiếp bắn toé thành những giọt nhở hơn, đồng thời làm ướt bề mặt khối đệm. Khối đệm dạng phun bằng nhựa giúp tăng trao đổi nhiệt tốt hơn so với khối đệm bằng gỗ. 
-      Khối đệm màng: bao gồm các tấm màng nhựa mỏng đặt sát nhau, nước sẽ rơi trên đó, tạo ra một lớp màng mỏng tiếp xúc với không khí. Bề mặt này có thể phẳng, nhăn, rỗ tổ ong hoặc các loại khác. Loại màng của khối đệm này hiệu quả hơn và tạo ra mức trao đổi nhit tương tự với lưu lượng nhỏ hơn so với khối đệm dạng phun.
 
Bể chứa nước lạnh. Bể nước lạnh được đặt gần hoặc ngay tại đáy tháp, bể nhận nước mát chảy xuống qua khối đệm trong tháp. Bể thường có một bộ phận thu nước hoặc một điểm trũng để nối xả nước lạnh. Với rất nhiều thiết kê tháp, bể nước lạnh được đặt ngay dưới khối đệm. Tuy nhiên, ở các thiết kế đối lưu ngược dòng, nước ở đáy khối đệm được nối với mộtvành đai đóng vai trò như bể nước lạnh. Quạt hút được lắp dưới khối đệm để hút khí từ dưới lên. Với thiết kế này, tháp được lắp thêm chân, giúp dễ lắp quạt và động cơ .
Tấm chắn nước. Thiết bị này thu những giọt nước kẹt trong dòng không khí, nếu không chúng sẽ bị mất vào khí quyển. 
Bộ phận khí vào. Đây là bộ phận lấy khí vào tháp. Bộ phận này có thể chiếm toàn bộ một phía của tháp (thiết kế dòng chảy ngang) hoặc đặt phía dưới một phía hoặc dưới đáy tháp (thiết kế dòng ngược).
Cửa không khí vào. Thông thường, các tháp dòng ngang có cửa lấy khí vào. Mục đích của các cửa này là cân bằng lưu lượng khí vào khối đệm và giữ lại nước trong tháp. Rất nhiều thiết kế tháp ngược dòng không cần cửa lấy khí.
Vòi phun. Vòi phun nước để làm ướt khối đệm. Phân phối nước đồng đều ở phần trên của khối đệm là cần thiết để đạt được độ ướt thích hợp của bề mặt khối đệm. Vòi có thể được cố định hoặc phun theo hình vuông hoặc tròn, hoặc vòi có thể là một bộ phận của dây chuyền quay như thường gặp ở một số tháp giảin nhiệt đối lưu ngang.
Quạt. Cả quạt hướng trục (quạt  đẩy) và quạt ly tâm  đều  được sử dụng trong tháp. Thông thường quạt đẩy được sử dụng trong thông gió và cả quạt ly tâm và quạt đẩy đều được sử dụng để thông gió cưỡng bức trong tháp. Tùy theo kích thước, có thể sử dụng quạt đẩy cố định hay độ nghiêng cánh biến đổi. Quạt với cánh nghiêng điều chỉnh không tự động được sử dụng trong dải kW rộng vì quạt có thể được điều chỉnh để luân chuyển lưu lượng khí mong muốn ở mức tiêu thụ năng lượng thấp nhất. Cánh nghiêng biến đổi tự động có thể thay odỏi lưu lượng khí theo điều kiện tải thay đổi
2. CÁC LOẠI THÁP GIẢI NHIỆT
Phần này nói về các loại tháp giải nhiệt: tháp giải nhiệt đối lưu tự nhiên và tháp giải nhiệt đối lưu cơ học.
 
2.1 Tháp giải nhiệt đối lưu tự nhiên
Tháp giải nhiệt đối lưu tự nhiên hay còn gọi là tháp giải nhiệt hypebol sử dụng sự chênh lệch nhiệt  độ giữa không khí môi trường xung quanh và không khí nóng hơn trong tháp. Khi không khí nóng chuyển dịch lên phía trên trong tháp (do không khí nóng tăng), không khí mát mới đi vào tháp qua bộ phận khí vào ở đáy tháp. Không cần sử dụng quạt và không có sự luân chuyển của không khí nóng có thể gây ảnh hưởng đến hiệu suất nhờ sơ đồ bố trí của tháp. Vỏ tháp chủ yếu làm bằng bê tông, cao khoảng 200 m. Những tháp giải nhiệt này thường chỉ dùng cho nhu cầu nhiệt lớn vì kết cấu bằng bê tông lớn đắt tiền.

tháp giải nhiệt

Có hai loại tháp giải nhiệt đối lưu tự nhiên chính:
ƒ- Tháp dòng ngang (Hình 2): không khí được hút dọc theo nước đang rơi và khối đệm đặtbên ngoài tháp
ƒ- Tháp ngược dòng(Hình 3): không khí được hút qua nước đang rơi và khối đệm được đặt trong tháp, dù thiết kế phụ thuộc vào các điều kiện cụ thể
 
2.2 Tháp giải nhiệt đối lưu cơ học
Tháp giải nhiệt đối lưu cơ học có các quạt lớn để hút khí cưỡng bức trong nước lưu thông. Nước chảy xuống dưới trên bề mặt các khối đệm, làm tăng thời gian tiếp xúc giữa nước và không khí-giúp tối đa hoá quá trình truyền nhiệt giữa nước và không khí. Tỷ lệ giải nhiệt của tháp đối lưu cơ học phụ thuộc vào rất nhiều thông số khác nhau như đường kính quạt và tốc độ hoạt động,  khối đệm trở lực của hệ thống.
Tháp đối lưu cơ học hiện nay sẵn có với dải công suất rất rộng. Tháp có thể được xây tại nhà máy hoặc cánh đồng – ví dụ như các tháp bằng bê tông chỉ được xây ở cánh đồng. Rất nhiều tháp được xây dựng theo cách có thể hoạt động cùng nhau để đạt được công suất mong muốn. Vì vậy rất nhiều tháp giải nhiệt được nối với nhau gồm từ hai tháp riêng lẻ trở lên, gọi là  “ô”  Số lượng ô,  v.d tháp gồm 8 ô là để chỉ loại tháp này. Các tháp nhiều ô có thể theo hàng, vuông hoặc tròn phụ thuộc vào hình dạng của ô và tuỳ theo phần lấy khí vào được đặt ở bên cạnh hay đáy của ô.
Có ba loại tháp đối lưu cơ học như tóm tắt trong bảng 1. 
Bảng 1. Những đặc điểm chính hoặc các loại tháp giải nhiệt khác nhau (theo AIRAH) 

Loại tháp giải nhiệt Ưu điểm Nhược điểm
Tháp giải nhiệt đối lưu cưỡng bức (Hình 4): Không khí được hút vào tháp nhờ một quạt đặt ở phần khí vào Thích hợp với trở lực khí cao nhờ quạt thổi ly tâm
Các quạt tương đối không ồn
Lưu thông nhờ vận tốc khí vào cao và vận tốc khí ra thấp, có thể giải quyết bằng cách đặt các tháp trong buồng của dây chuyền cùng với các ống thải
ƒTháp giải nhiệt thông khí dòng ngang (Hình 5):
Nước đi vào ở trên và đi qua các khối đệm.
Không khí đi vào từ một phía (tháp một dòng) hoặc từ các phía đối diện nhau (tháp hai dòng)Một quạt hút lấy khí vào qua khối đệm đi lên lối ra ở phía trên cùng của tháp
 
Lưu thông kém hơntháp đối lưu cưỡng bức vì tốc độ khí racao hơn khí vào từ 3-4 lần Quạt và bộ điều khiển của động cơ cần chống được các điều kiện của thời tiết, độ ẩm và ăn mòn vì chúng đặt trong đường khí ẩm ra
Tháp giải nhiệt thông khí ngược dòng(Hình 6):
Nước nóng đi vào phần trên. Không khí đi vào phần đáy và ra ở phần trên. Sử dụng quạt hút và quạt đẩy
   

 

tháp giải nhiệt

tháp giải nhiệt

tiet kiem nang luong

3. CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG HIỆU QUẢ
Phần này nói về những phần chính có thể áp dụng giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả.
Những phần có thể tiết kiệm năng lượng bao gồm:
ƒ- Chọn tháp giải nhiệt thích hợp (vì không thể thay đổi các phần cấu trúc của tháp giải nhiệt sau khi xây dựng)
ƒ- Khối đệm
ƒ- Bơm và hệ thống phân phối nước
ƒ- Quạt và động cơ
 
4.1 Lựa chọn tháp giải nhiệt thích hợp
Khi tháp giải nhiệt đã được xây dựng xong, rất khó để thay đổi đáng kể hiệu suất năng lượng của tháp. Khi lựa chọn tháp giải nhiệt, cần lưu ý đến một số các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất của tháp giải nhiệt: công suất, dải, chênh lệch nhiệt độ2, tải nhiệt, nhiệt độ bầu ướt, mối liên quan giữa những yếu tố này. Cụ thể như sau.
 
4.1.1 Công suất
Độ phân tán nhiệt (kCal/hou) và lưu lượng (m3/h) là những chỉ số phản ánh công suất của tháp giải nhiệt. Tuy nhiên, những thông số thiết kế không đủ để hiểu hiệu suất của tháp giải nhiệt. Ví dụ như, tháp giải nhiệt có kích cỡ giải nhiệt cho 4540 m3/h qua dải 13,9 0C có thể to hơn tháp giải nhiệt cho 4540 m3/h qua dải 19,5 oC. Vì vậy nên cũng cần thêm các thông số thiết kế khác.
 
4.1.2 Chênh lệch nhiệt độ 1 (Range)
Chênh lệch nhiệt độ 1 không phải do tháp giải nhiệt quyết định mà là quá trình nó phục vụ. Dải ở bộ trao đổi nhiệt chủ yếu được quyết định bởi tải nhiệt và lưu lượng nước qua bộ trao đổi nhiệt và đi vào nước giải nhiệt. Chênh lệch nhiệt độ 1 là hàm số của tải nhiệt và lưu lượng qua hệ thống:
 Chênh lệch nhiệt độ 1= Tải nhiệt (kCal/h) / Lưu lượng nước (l/h)
Tháp giải nhiệt thường được xác định để giải nhiệt cho một lưu lượng nhất định từ một nhiệt độ hạ xuống một nhiệt độ khác tại nhiệt độ bầu ướt nhất định. Ví dụ như, tháp giải nhiệt có thể được xác định để giải nhiệt cho 4540 m3/h từ 48,9oC xuống 32,2oC tại nhiệt độ bầu ướt là  26,7oC.
 
4.1.3 Chênh lệch nhiệt độ 2 (Approach)
Trên nguyên tắc chung, chênh lệch nhiệt độ 2 càng gần với bầu ướt thì chi phí tháp giải nhiệt càng cao do kích thước phải tăng lên. Thông thường, một mức chênh lệch nhiệt độ 2 là 2,8oC với thiết kế của bầu ướt là nhiệt độ nước lạnh nhất mà nhà sản xuất tháp giải nhiệt có thể bảo đảm. Khi đã chọn được kích thước của tháp, chênh lệch nhiệt độ2 là quan trọng nhất, tiếp theo là lưu lượng, chênh lệch nhiệt độ1 và bầu ướt kém quan trọng hơn.
 Chênh lệch nhiệt độ 2 (5,5oC) = Nhiệt độ nước đã được giải nhiệt 32,2oC – Nhiệt độ bầu ướt (26,7 0C)
 
4.1.4 Tải nhiệt
Tải nhiệt của một tháp giải nhiệt do quá trình sử dụng nước đã được giải nhiệtquyết định. Mức độ làm mát cần có làm do nhiệt độ hoạt động mong muốn của quá trình. Trong hầu hết các trường hợp, chúng ta cần có nhiệt độ thấp để tăng hiệu suất của quá trình hoặc để nâng cao chất lượng, tăng số lượng sản phẩm. Tuy nhiên, một số thiết bị ứng dụng (như động cơ đốt trong) lại yêu cầu nhiệt độ hoạt động cao. Kích thước và chi phí của tháp giải nhiệt tăng khi tải nhiệt tăng. Cần tránh mua thiết bị kích thước nhỏ quá (nếu tải nhiệt được tính thấp quá) và thiết bị quá cỡ (nếu tải nhiệt được tính cao quá). Tải nhiệt của quá trình có thể thay đổi đáng kể tuỳ theo quá trình liên quan, vì vậy rất khó để xác định chính xác.  Hay nói cách khác, có thể xác định tải nhiệt làm lạnh và điều hoà không khí chính xác hơn nhiều. Thông tin về các mức yêu cầu thải nhiệt của các loại thiết bị điện khác nhau hiện có sẵn. Dưới đây là một danh sách mẫu (NGUỒN THAM KHẢO):
-  Một cấp- 129 kCal/kW/h
-  Hai cấp với bộ làm mát sau - 862 kCal/kW/h
-  Hai cấp với bộ làm mát trung gian - 518 kCal/kW/h
-  Hai cấp với bộ làm mát trung gian và bộ làm mát sau - 862 kCal/kW/h
ƒ   Làm lạnh, nén - 63 kCal/phút/TR
ƒ  Làm lạnh, hấp thụ - 127 kCal/phút/TR
ƒ  Bình ngưng tua bin hơi - 555 kCal/kg hơi
ƒ  Động cơ diezen, 4 kỳ, Nhiệt quá tải- 880 kCal/kW/h
ƒ  Động cơ khí tự nhiên, 4 kỳ - 1523 kCal/kW/h (= 18 kg/cm2 nén)
 
4.1.5 Nhiệt độ bầu ướt
    Nhiệt độ bầu ướt là một hệ số quan trọng đối với hiệu suất của thiết bị giải nhiệt dùng nước bay hơi, bởi vì đó là nhiệt độ thấp nhất mà nước có thể được làm mát. Vì vậy, nhiệt độ bầu của không khí cấp vào tháp giải nhiệt quyết định mức nhiệt độ hoạt động tối thiểu ở cả dây chuyền, quá trình hoặc hệ thống. Cần xem xét đến các yếu tố dưới đây khi chọn lựa sơ bộtháp giải nhiệt dựa vào nhiệt độ bầu ướt:
ƒ     Trên lý thuyết, một tháp giải nhiệt sẽ giải nhiệt nước xuống nhiệt độ vào bầu ướt. Tuynhiên, trên thực tế, nước được giải nhiệt xuống mức nhiệt độ cao hơn nhiệt độ bầu ướt vìnhiệt cần phải được thải bỏ khỏi tháp giải nhiệt. 
ƒ     Việc lựa chọn sơ bộ tháp giải nhiệt dựa trên nhiệt độ bầu ướt thiết kế phải tính đến các điều kiện từ phía tháp. Nhiệt độ bầu ướt thiết kế cũng không được vượt quá 5%. Nói chung, nhiệt độ thiết kế được lựa chọn gần với nhiệt độ bầu ướt tối đa bình quân trong mùa hè. 
ƒ    Khẳng định xem liệu nhiệt độ bầu ướt được xác định là nhiệt độ xung quanh (nhiệt độ tại khu vực giải nhiệt) hay là đầu vào (nhiệt độ của không khí cấp vào tháp, thường bị ảnh hưởng bởi hơi thải tuần hoàn trở lại tháp). Vì không thể biết trước được tác động của hơi thải tuần hoàn trở lại nên nhiệt độ bầu ướt môi trường xung quanh được ưa chuộng hơn.
ƒ   Khẳng định với nhà cung cấp xem liệu tháp giải nhiệt có thể chịu được các tác động do nhiệt độ bầu ướt tăng lên.
ƒ  Nhiệt độ nước làm mát phải đủ thấp để trao đổi nhiệt hoặc để ngưng hơi tại mức nhiệt độ tối ưu. Khối lượng và nhiệt độ của nhiệt trao đổi có thể được xem xét khi lựa chọn tháp giải nhiệt có kích cỡ chuẩn và bộ trao đổi nhiệt ở chi phí thấp hơn. 
 
4.1.6 Mối liên quan giữa dải, lưu lượng và tải nhiệt
      Chênh lệch nhiệt độ1 tăng lên khi khối lượng nước luân chuyển và tải nhiệt tăng. Điều này có nghĩa là tăng dải do tải nhiệt tăng sẽ cần sử dụng tháp lớn hơn. Có hai nguyên nhân khiến Chênh lệch nhiệt độ1 tăng:
ƒ     Nhiệt độ nước vào tăng (và nhiệt độ nước mát ở đầu ra không đổi). Trong trường hợp này, đầu tư vào việc loại bỏ nhiệt tăng thêm sẽ kinh tế hơn.
ƒ     Nhiệt độ nước ra giảm (và nhiệt độ nước nóng ở đầu vào không đổi). trường hợp này, cần tăng đáng kể kích thước của tháp vì chênh lệch nhiệt độ2 cũng giảm, và cách này không phải lúc nào cũng là kinh tế. 
 
 4.1.7 Mối liên quan giữa chênh lệch nhiệt độ2 và nhiệt độ bầu ướt
Nhiệt độ bầu ướt thiết kế do vị trí địa lý xác định. Với một giá trị chênh lệch nhiệt độ2 nhất
định (và tại chênh lệch nhiệt độ1 không đổi và chênh lệch nhiệt độ1 lưu lượng), nhiệt độ bầu ướt càng cao thì cần tháp càng nhỏ. Ví dụ như, một tháp giải nhiệt 4540 m3/h được lựa chọn cho chênh lệch nhiệt độ1 16,67oC và chênh lệch nhiệt độ2 từ 4,45oC tới 21,11oC nhiệt độ bầu ướt sẽ lớn hơn tháp đó với nhiệt độ bầu ướt là 26,67oC. Nguyên nhân là không khí ở nhiệt độ bầu cao hơn có thể có nhiệt lớn hơn. Điều này giải thích cho hai nhiệt độ bầu ướt khác nhau:
ƒ    Mỗi kg không khí cấp vào tháp ở nhiệt độ bầu ướt 21,1oC chứa 18,86 kCal. Nếu không khí rời tháp ở nhiệt độ bầu ướt 32,2oC, mỗi kg không khí chứa 24,17 kCal. Ở mức tăng 11,1oC,  mỗi kg không khí chứa 12,1 kCal.
ƒ    Mỗi kg không khí cấp vào tháp với nhiệt độ bầu ướt 26,67oC chứa 24,17 kCals. Nếu không khí rời tháp ở nhiệt độ bầu ướt 37,8oC, mỗi kg không khí chứa 39,67 kCal. Ở mức tăng 11,1oC, mỗi kg không khí chứa 15.5 kCal, nhiều hơn so với tình huống đầu tiên.
 
4.2 Tác dụng của khối đệm
    Ở tháp giải nhiệt, nước nóng được đưa vào trên khối đệm và được làm mát qua bay hơi khi nước chảy xuống dưới tháp và tiếp xúc với không khí. Khối đệm có ảnh hưởng đến mức tiêu thụ năng lượng theo hai cách:
ƒ    Điện sử dụng để bơm nước lên trên khối đệm và quạt để đối lưu. Khối đệm được thiết kế hiệu quả với mức phân bố nước hợp lý, tấm chắn nước, quạt, hộp số, và động cơ sẽ giúp giảm tiêu thụ điện. 
ƒ   Trao đổi nhiệt giữa không khí và nước chịu  ảnh hưởng của diện tích bề mặt trao  đổi nhiệt, thời gian trao  đổi nhiệt (tương tác) và sự chuyển  động hỗn loạn của nước  ảnh hưởng đến mức độ trao đổi. Khối đệm xác định tất cả những yếu tố trên và ảnh hưởng đến trao đổi nhiệt. Mức trao đổi nhiệt càng lớn, tháp giải nhiệt càng hiệu quả hơn.
 Có ba loại khối đệm: 
ƒKhối đệm dạng phun. Diện tích trao đổi nhiệt nhờ nước được lên trên khối đệm và bắn thành những giọt nước nhỏ hơn. Diện tích bề mặt của giọt nước là diện tích bề mặt trao đổi nhiệt với không khí.
Khối đệm dạng màng.  Ở khối đệm loại này, nước tạo thành một lớp màng mỏng bên trong các tấm của khối đệm. Diện tích bề mặt các tấm của khối đệm là diện tích trao đổi nhiệt với không khí xung quanh. Khối đệm dạng màng có thể giúp tiết kiệm điện đáng kể nhờ sử dụng ít khí và cột áp của bơm.
ƒKhối đệm dạng màng ít bị tắc. Khối đệm dạng màng ít bị tắc có kích thước đường rãnh lớn hơn gần đây được sử dụng để xử lý nước bị vẩn đục. Những khối đệm loại này được xem là sự lựa chọn tốt nhất cho nước biển vì nó giúp tiết kiệm năng lượng và hiệu suất so với loại khối đệm dạng phun truyền thống.

4,3 Bơm và phân phối nước
 4,3,1 Bơm
Những phần có thể nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng được thảo luận chi tiế trong
chương “Bơm và hệ thống bơm”,
 
4,3,2 Tối ưu hoá xử lý nước làm mát
Xử lý nước làm mát (v,d, kiểm soát chất rắn lơ lửng, mức độ phát triển của tảo) là tôn chỉ đối với bất kỳ tháp giải nhiệt nào không phụ thuộc vào loại khối đệm sử dụng,Với chi phí nước ngày càng tăng, các nỗ lực nhằm tăng Chu trình cô đặc (COC), bằng cách xử lý nước làm mát sẽ giúp giảm đáng kể các yêu cầu sử dụng nước qua xử lý, Với những doanh nghiệp và nhà máy điện lớn, cải thiện COC thường được xem là yếu tố chủ chốt giúp tiết kiệm nước,
 
 4,3,3 Lắp tấm chắn nước
Để loại bỏ vấn đề nước nhỏ giọt ở các tháp giải nhiệt là rất khó, Ngày nay, phần lớn các thông số ở người sử dụng cuối cùng giả định là tổn thất do nước rò rỉ vào khoảng 0,02% ,Tuy nhiên, nhờ những tiến bộ kỹ thuật và nhờ có sự ra đời của PVC, những nhà sản xuất đã cải tạo các thiết kế cho tấm chắn nước. Kết quả mang lại là lượng nước tổn thất do rò rỉ hiện nay chỉ ở mức 0,003 – 0,001%,
 
4,4 Quạt của tháp giải nhiệt
Mục đích của việc sử dụng quạt ở tháp giải nhiệt là để định lượng không khí lưu thông trong hệ thống, Quạt phải vượt qua được trở lực của hệ thống, được định nghĩa là tổn thất áp suất, để dịch chuyển không khí, Đầu ra hay công của quạt sinh ra là sản phẩm của dòng khí và tổn thất áp suất, Đầu ra của quạt và công suất kW vào quyết định hiệu suất của quạt, 
Về phần mình, hiệu suất của quạt lại phụ thuộc nhiều vào độ nghiêng của cánh, Cánh bao gồm:
ƒ- Các cánh kim loại, được sản xuất theo quy trình đùn hoặc đúc, vì vậy rất khó để tạo ra độ nghiêng khí động lực lý tưởng
ƒ- Cánh bằng nhựa gia cố bằng sợi thuỷ tinh (FRP) thường được đúc bằng tay nên dễ dàng tạo ra độ nghiêng khí động lực tối ưu phù hợp với những yêu cầu cụ thể, Vì quạt có cánh FRP nhẹ,  đòi hỏi mô men khởi động thấp,  động cơ HP thấp, tuổi thọ của hộp truyền động, động cơ và ổ đỡ tăng lên, bảo trì dễ dàng hơn, Có thể đạt được hiệu suất 85-92% với những cánh có độ nghiêng khí động lực, xoắn tối ưu, nhọn và  có tỷ số giữa hệ số nâng và hệ số sụt áp cao. Tuy nhiên, hiệu suất này bị ảnh hưởng nhiều bởi những yếu tố như khoảng cách giữa các cánh, những vật cản đối với lưu lượng khí và hình dạng bộ phận khí vào, vv…, 
- Có những trường hợp khi cánh quạt bằng nhựa gia cố bằng thuỷ tinh được thay bằng cánhFRP có hiệu quả, nhờ vậy giúp tiết kiệm từ 20-30% năng lượng và với thời gian hoàn vốn giản đơn từ 6 - 7 tháng (NPC), Chương Quạt và quạt thổi cung cấp thêm thông tin về quạt,
 
5, DANH SÁCH SÀNG LỌC GIẢI PHÁP
-      Tuân theo những đề xuất của nhà sản xuất về khoảng trống quanh tháp giải nhiệt và dịch chuyển, hoặc cải tiến cấu trúc tiếp xúc với phần khí vào hoặc khí ra
-      Tối ưu hoá góc cánh quạt của tháp giải nhiệt theo mùa và/hoặc theo mức tải,
-      Điều chỉnh khoảng cách quá lớn giữa cánh quạt nghiêng và cân bằng quạt kém
-      Với những tháp giải nhiệt ngược dòng cũ, thay vòi phun cũ bằng vòi phun vuông kiểu
mới không bị tắc.
-      Thay khối đệm dạng phun bằng khối đệm dạng màng PVC tự huỷ
-      Sử dụng vòi phun nước đều hơn
-      Thường xuyên làm sạch vòi phân phối ở tháp giải nhiệt
-      Cân bằng dòng tới bể nước nóng ở tháp giải nhiệt
-      Đậy các bể nước nóng để giảm thiểu rêu bám làm tắc nghẽn
-      Tối ưu hoá lưu lượng xả đáy, có tính đến giới hạn chu trình cô đặc (COC)
-      Thay tấm chắn nước dạng thanh có mức sụt áp thấp bằng tấm màng PVC tự huỷ
-      Giới hạn lưu lượng thông qua các thải lớn ở giá trị thiết kế
-      Giữ nhiệt độ nước làm mát ở mức tối thiểu bằng cách (a) tách riêng những tải nhiệt cao như lò đốt, máy nén khí, bộ DG và (b) cách ly tháp làm mát khỏi những thiết bị nhạy cảm như dây chuyền A/C, bình ngưng của trong nhà máy điện, vv…, Lưu ý: Mỗi mức tăng nhiệt độ nước làm mát lên 1oC sẽ làm tăng tiêu thụ điện ở máy nén A/C khoảng 2,7%,
-      Mỗi mức giảm nhiệt độ nước làm mát lên 1oC sẽ giúp tiết kiệm khoảng 5 kCal/kWh ở nhà máy nhiệt điện
-      Đo mức chênh lệch nhiệt độ2, hiệu suất và năng suất làm mát liên tục để tối ưu hiệu suất của tháp giải nhiệt, nhưng cần xem xét đến những biến đổi theo mùa và theo khu vực.
-       Đo tỷ số lỏng/khí và lưu lượng nước làm mát và điều chỉnh tùy theo giá trị thiết kế và biến đổi theo mùa, ví dụ: tăng tải nước trong mùa hè và thời điểm khi chênh lệch nhiệt độ2 thấp,
-      Xem xét các biện pháp cải thiện COC để tiết kiệm nước
-      Xem xét việc sử dụng cánh quạt nhựa gia cố thuỷ tinh có hiệu quả sử dụng năng lượng để tiết kiệm năng lượng ở quạt
-      Điều chỉnh quạt ở tháp giải nhiệt dựa trên nhiệt độ nước ra đặc biệt là ở các tổ nhỏ
-      Thường xuyên kiểm tra bơm nước làm mát để tối ưu hoá hiệu suất bơm
SỰ CỐ THƯỜNG GẶP KHI SỬ DỤNG MÁY NÉN KHÍ
Máy nén khí rất quan trọng đối với dây truyền sản xuất. Nắm bắt được các lỗi phát sinh và biết cách khắc phục chúng sẽ làm giảm tổn thất nhỏ nhất do sự cố Máy nén khí mang lại......
Những lưu ý khi sử dụng máy nén khí
Khi hệ thống Máy nén khí của bạn được đặt ở nơi thích hợp, đảm bảo một số yêu cầu kỹ thuật và bảo dưỡng thường xuyên thì thời gian sử dụng của máy sẽ lâu hơn và bạn không phải sửa chữa những hỏng hóc lặt vặt, hoặc chịu đựng tiếng ồn quá mức của máy...
Máy sấy khí và thiết bị xử lý không khí
Khí nén được tạo ra từ Máy nén khí chứa đựng rất nhiều chất bẩn theo từng mức độ khác nhau. Chất bẩn bao gồm bụi,hơi nước trong không khí,những phân tử nhỏ,cặn bã của dầu bôi trơn và truyền động cơ khí.Khí nén mang chất bẩn tải đi trong những ống dẫn khí sẽ gây nên sự ăn mòn,rỉ sét trong ống và trong...
Nguyên lý hoạt động của máy nén khí
https://www.youtube.com/watch?v=DnIAAk3Q4_0
Một số loại máy nén khí phổ biến trên thị trường
Máy nén khí là một loại thiết bị cơ học có chức năng làm tăng áp suất của các chất khí. Máy nén khí được coi là một mắt xích quan trọng trong hệ thống công nghiệp sử dụng khí áp suất cao để vận hành máy, máy có khá nhiều công dụng, các ngành công nghiệp như dệt, gỗ, bao bì, thực phẩm hầu hết đều sử dụng đến...
Hướng dẫn vận hành máy nén khí
Hướng dẫn sử dụng máy nén khí hiệu quả mà an toàn
Chỉ với những kỹ thuật đơn giản sau bạn hoàn toàn có thể cải thiện hiệu quả năng lượng , tiết kiệm năng lượng và chi phí vận hành trên hệ thống máy nén khí.
Máy nén khí và nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động của máy nén khí: áp suất được tạo ra từ máy nén, ở đó năng lượng cơ học của động cơ điện hoặc của động cơ đốt trong được chuyển đổi thành năng lượng khí nén và nhiệt năng.
Nội quy an toàn khi sử dụng bình khí nén
Bình khí nén nếu sử dụng không đúng quy cách rất dể gây tai nạn, vì vậy trong khi sử dụng bạn phải tuyệt đối tuân thủ các nội quy an toàn.
Các loại máy nén khí theo cơ chế hoạt động
Máy nén khí là các máy móc (hệ thống cơ học) có chức năng làm tăng áp suất của chất khí. Các máy nén khí dùng để cung cấp khí có áp suất cao cho các hệ thống máy công nghiệp để vận hành chúng, để khởi động động cơ có công xuất lớn, để chạy động cơ khí nén hoặc các máy móc, thiết bị của nhiều chuyên ngành...