Để đảm bảo cho hệ thống vận hành một cách liên tục, ổn định cho quá trình sản xuất, thì việc bảo dưỡng thường xuyên theo khuyến cáo của nhà sản xuất là điều kiện lý tưởng nhất. Tuy nhiên trên thực tế vì nhiều lý do khác nhau như: Chỗ đặt Máy nén khí, máy sấy khí có nhiều bụi bẩn, nhiệt độ phòng máy cao, đối lưu gió chưa được đảm bảo...dẫn đến làm giảm thời gian sử dụng của các phụ kiện của máy nén ( lọc gió, loc dầu, lọc tách dầu...). Mặt khác, việc bảo dưỡng (bảo trì) theo khuyến cáo của nhà sản xuất ở một số nhà máy chưa được đảm bảo và có sự sai lệch. Để kéo dài tuổi thọ của máy cũng như các linh phụ kiện máy nén khí và bảo đảm độ an toàn cho người vận hành Máy nén khí thì việc bảo dưỡng thường xuyên và đúng kỹ thuật hết sức quan trọng.
 
 HƯỚNG DẪN BẢO DƯỠNG  PHỤ KIỆN MÁY NÉN KHÍ
 
1. Bộ lọc khí
 
-Hiện tượng:
 
Sau khi sử dụng một thời gian, bề mặt bộ lọc khí bị bụi bám bẩn đầy làm cản trở khí vào. Thông thường sau một ca làm việc hoặc đèn báo lệch áp sáng đỏ thì tháo bộ lọc ra làm vệ sinh sạch mặt ngoài lõi lọc.
 
- Thay thế, vệ sinh
 
Dùng khí nén áp lực thấp thổi bên ngoài và bên trong, miệng đầu thổi cách mặt trong lõi lọc khoảng 10mm. Lần lượt thổi từ trên xuống dưới men theo xung quanh. Vệ sinh xong gõ lõi lọc xem còn bụi không. Nếu lõi lọc quá bẩn nên thay cái mới thông thường cứ 1000 giờ thì thay. Trong trường hợp chưa kịp thay có thể dúng lọc vào dung dịch chất tẩy nhẹ như xà phòng loãng sau đó để khô và dùng tiếp.
 
2. Bộ lọc dầu
 
- Hiện tượng:
 
Máy mới chạy lần đầu sau 500 giờ thì thay lọc. Kể từ lần kế tiếp 1000 giờ thay một lần. Nếu môi trường bụi bẩn cứ khi đèn báo lệch áp trước và sau lọc sáng biểu hiện lọc bị tặc hoặc nghẹt
 
- Thay thế, vệ sinh:
 
Lập tức thay ngay. Sử dụng cà lê hoặc đai dây là tháo được. Khi lắp lại chỉ cần xoáy chặt bằng tay là được.
 
3. Bộ tách dầu (bộ phân ly dầu)
 
- Hiện tượng :
 
Thông thường sau 3000 giờ là thay. Nếu môi trường không tốt có thể thay sớm hơn.
 
- Thay thế, vệ sinh:
 
Với máy nhỏ tách dầu tách biệt với thùng dầu chỉ cần tháo ra thay mới như tách dầu. Với máy lớn tách dầu nằm trong thùng dầu cần dùng cle tháo lắp thùng dầu. Lưu ý khi thay tách cần xả áp khí trong bình dầu qua van an toàn trước khi tháo. Cận trọng với đệm cao su nắp thùng dầu. Nếu đệm này đã biến chất không làm kín khi lắp lại cần thay luôn cùng tách dầu.
 
4. Bảo dưỡng Xilanh (van khí vào của máy piston)
 
- Hiện tượng:
 
Khi van khí hoạt động không linh hoạt cần tiến hành bảo dưỡng.
 
- Thay thế, vệ sinh
 
Tháo xilanh trên van vào khí
 
+ Tháo đế đính ốc, lấy đệm cao su ra
 
+ Vệ sinh xilanh, lò xo, piston, thay đệm cao su mới
 
+ Cuối cùng lắp lại cụm xi lanh.
 
Chú ý : Trước khi tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng phải dừng máy, ngắt nguồn điện, để áp suất khí về 0 bar.
Kết cấu và phân loại biên dạng răng vít của máy nén khí trục vít
Những kiều máy nén khí thường gặp
Kết cấu ổ trục và vòng làm máy nén khí trục vít
Kiểm định máy nén khí
Lý thuyết chung về máy nén khí Piston
So sánh ưu nhược điểm của máy nén khí trục vít và máy nén khí piston
Những sự cố thường gặp ở máy thổi khí
Những sự cố thường gặp ở máy thổi khí bạn nên biết 1. Máy không hoạt động: Các nguyên nhân tìm ẩn: Cách khắc phục: • Mạch điện có vấn đề hư hỏng Kiểm tra và sửa chữa mạch điện • Motor có vấn đề Kiểm tra và...
Tổn thất khí nén ở máy nén khí
11 quy tắc sử dụng máy nén khí bền bỉ ổn định
Khi các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư hệ thống máy nén khi cho hoạt động sản xuất cũng cần phải biết cách bảo dưỡng để máy luôn hoạt động bền bỉ và ổn định. Máy nén khí cần được bảo dưỡng định kỳ và và tuân thủ nghiêm ngặt những yêu cầu kỹ thuật.
Mua máy nén khí, nên chọn Piston hay trục vít