Dầu nhớt giúp bôi trơn các chi tiết máy, làm mát động cơ, làm sạch muội trong quá trình đốt sinh ra, làm kín để đảm bảo công suất động cơ và chống rỉ.
 
Ngày nay, trên thị trường có rất nhiều loại dầu nhớt cho động cơ, việc lựa chọn không đúng có thể gây tác hại. Nhiều người chuộng dầu giá rẻ, chất lượng dầu gốc kém, hàm lượng phụ gia thấp nên không đảm bảo được những tính năng cơ bản. Gây nóng máy, tốn nhiên liệu, tăng độ mài mòn và đóng cặn trong động cơ dẫn đến làm giảm tuổi thọ xe.
 
chọn dầu nhớt
 
Người tiêu dùng dễ nhầm lẫn dùng dầu nhớt xe tay ga cho xe số. Dầu nhớt xe tay ga thường có độ nhớt thấp và hiệu suất ma sát thấp, không có phụ gia chịu áp lực cực trị nên khi sử dụng cho xe số sẽ gây trượt côn (ly hợp) và mài mòn bánh răng.
 
Dùng dầu nhớt xe số cho xe ga. Dầu cho xe số thường có độ nhớt cao và hiệu suất ma sát cao để đảm bảo bôi trơn cho bộ côn và các bánh răng, do đó khi sử dung cho xe ga sẽ gây nóng máy, tăng mức tiêu hao nhiên liệu.
 
Dùng dầu nhớt ôtô thay cho xe số, dầu nhớt cho ôtô chỉ có chức năng duy nhất là bôi trơn động cơ, trong khi yêu cầu cơ bản của dầu nhớt xe máy (đặc biệt là xe số) phải đảm bảo bôi trơn cả 3 bộ phận là động cơ, hộp số và ly hợp.
 
Dầu nhớt có 3 tiêu chuẩn cơ bản là SAE, API và JASO.
 
Tiêu chuẩn SAE: là tiêu chuẩn phân loại theo độ nhớt (độ cứng và độ mềm của dầu). Với dầu nhớt đa cấp, tiêu chẩn này cấu thành từ 2 yếu tố. Ví dụ: ký hiệu 20W-40, trong đó 20 là trị số đặc tính của dầu tại điều kiện nhiệt độ thấp, W là winter (mùa đông) và 40 là trị số đặc tính của dầu tại điệu kiện nhiệt độ cao.
 
Tiêu chuẩn API: là tiêu chuẩn vầ chất lượng được quy định bởi Viện nghiên cứu dầu mỏ Mỹ. Tiêu chuẩn API bắt đầu từ ký hiệu SA và nay đã được nâng lên mức SN. Trong đó, S biểu thị cho động cơ xăng và N biểu thị cho mức độ tiến hóa của chất lượng.
 
Tiêu chuẩn JASO: là tiêu chuẩn dầu nhớt dành cho xe gắn máy 4 thì được quy định bởi tổ chức tiêu chuẩn ôtô xe máy Nhật Bản. JASO chia ra làm 2 loại mà MA và MB, nhằm thể hiện đặc tính sản phẩm khác nhau, không liên quan đến chất lượng dầu. MA2 thể hiện hiệu suất ma sát cao nhất, phù hợp cho xe số, tránh trượt ly hợp.
MB thể hiện hiệu suất ma sát thấp, dành cho xe ga, giúp giảm tiêu hao nhiên liệu.
 
Các hãng xe khuyến cáo lịch trình thay thế đối với dầu máy như sau: với xe mới, nên thay dầu sau 500 đến 1.000 km đầu tiên để loại bỏ những mạt kim loại còn sót lại sau quá trình chế tạo. Thời gian thay dầu cho các lần tiếp theo có thể khác nhau tùy theo từng loại xe, nên tham khảo Sách hướng dẫn sử dụng kèm theo xe. Theo khuyến cáo của Thành Gia Motor, nên thay dầu máy sau mỗi 4.000 km.
Máy làm lạnh nước công nghiệp
Water chiller sử dụng công suất điện năng tiêu thụ để tách riêng 2 phần nhiệt nóng và nhiệt lạnh. phần nhiệt nóng không sử dụng thải ra môi trường xung quanh bằng tháp giải nhiệt cooling tower (chiller giải nhiệt nước). 
Tổng quan về Bình Chứa Khí
Ưu nhược điểm của máy nén khí trục vít
Máy nén khí trục vít thường được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp hiện nay. Máy nén khí trục vít thường được sử dụng trong hệ thống vận vận chuyển thu gom khí đồng hành ở các mỏ hoặc cung cấp nguồn khí nén cho các thiết bị đo và điều khiển tự động
Ứng dụng cơ bản của máy nén khí
Công dụng của máy nén khí thì rất nhiều, chúng có mặt trong hầu hết các ngành công nghiệp như in ấn, bao bì, thực phẩm, dệt, gỗ,… Máy nén khí là một “mắt xích” quan trọng trong các hệ thống công nghiệp sử dụng khí ở áp suất cao để vận hành các máy móc khác…  
Cách khắc phục sự cố máy nén khí trục vít
Quy tắc an toàn khi làm việc với bình chứa khí nén
An toàn lao động cho người sử dụng máy nén khí
Khi chọn mua máy nén khí mới, bạn luôn có bộ tài liệu kỹ thuật hướng dẫn về máy nén khí, vì vậy hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, vì nếu sử dụng không đúng cách có thể gây tai nạn nguy hiểm cho bạn
6 lưu ý khi chọn mua máy nén khí
Máy nén khí có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất. Những kinh nghiệm lựa chọn máy nén khí được đúc kết dưới 6 lưu ý sau:
Tổng hợp các sự cố và cách khắc phục của máy nén khí Piston
Hướng dẫn cách lắp đặt inverter cho máy nén khí
Đối với ngành chế biến thực phẩm, hệ thống cung cấp khí nén có vai trò khá quan trọng, hệ thống này thường tiêu tốn năng lượng khá lớn. Tuy vậy, việc sử dụng năng lượng hiệu quả ở khâu quan trọng này vẫn chưa được nhiều doanh nghiệp (DN) quan tâm. Ông Phạm Huy Phong, Trưởng Phòng Kỹ thuật Trung tâm Tiết kiệm...