Trong quá trình sử dụng dầu nhớt máy nén khí, do quá trình bảo quản không tốt hay một nguyên nhân nào đó mà dầu bôi trơn bị lẫn nước. Nếu lượng nước này không bị tách ra thì nhũ sẽ được tạo thành và nước được giữ trong dầu ở dạng nhũ tương. Vậy, Các nhũ tương này có ảnh hưởng gì? Có trường hợp nào lại cần tạo nhũ tương hay không?...Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này.
 
1.Trong nhiều trường hợp dầu bôi trơn thường bị lẫn nước.
Do:
+ Nước có trong không khí ngưng tụ do quá trình nén (dầu thủy lực Azolla ZS, dầu máy)
+ Nén khí Cortusa, Drosera MS
+ Dầu tiếp xúc với hơi nước (tuabin hơi nước – Preslia)
+ Hoặc do nước văng vào (dầu hợp số hỡ Carter EP)
-> Nếu lượng nước không hoàn toàn tách ra thì nhũ sẽ được tạo thành và nước được giữ trong dầu ở dạng nhủ tương.
 
2. Các nhũ tương này có ảnh hưởng gì?
- Các nhũ tương này sẽ gây ra:
+ Han rỉ các bộ phận kim loại.
+ Tăng khả năng oxy hóa của dầu nhờn và giảm khả năng bôi trơn của dầu.
+ Đối với dầu turbin: tạo nên cặn bùn, làm tắc ống dẫn, đẩy nhanh quá trình hư hỏng ổ bạc lót và các chi tiết cần bôi trơn (hộp giảm tốc)
+ Đối với dầu thủy lực và dầu máy nén khí: do ngưng tụ sẽ gây hư hỏng các chi tiết chuyển động cần bôi trơn.
+ Đối với dầu hộp số hở và kín: do nước văng tóe vào các chi tiết trên sẽ giảm tuổi thọ chuyển động.
 
3. Trường hợp nào lại cần tạo nhũ tương?
- Có một số loại dầu chúng ta cần tính tạo nhũ cao như:
+ Dầu bôi trơn cho các máy khoan đá vỉ luôn phải tiếp xúc với nước do đó việc tạo nhủ là cần thiết nhằm giúp cho việc tạo màn dầu bảo vệ kim loại và chống mài mòn.
+ Dầu gia công cắt gọt kim loại cần phải dễ dàng hòa trộn với nước làm tăng khả năng làm mát của dầu và những phụ gia đặc biệt giúp dầu có tính bôi trơn tốt.
+ Dầu thủy lực pha với nước nhằm tránh cháy nổ khi sử dụng các hệ thống thủy lực ở hầm mỏ hoặc nơi có nhiệt độ cao nhưng vẫn được bảo đảm tính năng bôi trơn và đặc tính của dầu thủy lực.