Khởi động máy nén khí lần đầu tiên:

  • Cụm máy nén và môtơ được cố định trên khung sàn trong suốt thời gian vận chuyển. Chúng ta phải tháo các bu lông và đai ốc có màu đỏ để cho máy nó dao động trên các đệm cao su.
  • Kiểm tra các mối nôi điện và xiết chặt. Việc lắp đặt phải được nôi đất và bảo vệ ngắt mạch bằng cầu chì trong các pha. Lắp thêm một contactor gần máy trước khi đưa điện vào máy.
  • Kiểm tra điện ở các biến áp và các thông số cài đặt ở rơle quá tải và quạt gió.
  • Lắp van khí ra AV và nối ống tới mạng lưới.
  • Lắp các van xả tự động và xả tay.
  • Nối các ống mềm từ các van xả tới mương thoát nước hoặc ống cống.
  • Máy nén làm nguội bằng nước thì phải kiểm tra đường nước, van.
  • Kiểm tra mức dầu, kim chỉ mức dầu phải nằm ở vùng màu xanh lá cây hay vàng cam.
  • Lắp các tấm giảm âm kèm theo máy.
  • Bật công tắc cung cấp điện vào máy. Nếu đèn vàng của LED sáng, khởi động máy nén và kiểm tra chiều quay của môtơ theo mũi tên đã ghi trên máy.
  • Kiểm tra các thông số lập trình trên máy.
  • Khởi động và vận hành máy nén trong vài phút. Kiểm tra máy nén hoạt động có bình thường không.



Trước khi khởi động máy nén khí trục vít

  • Nếu máy nén không vận hành trong 6 tháng thì bắt buộc phải cải thiện điều kiện bôi trơn cho cụm nén bằng cách mở các cụm van nạp khí và rót dầu bôi trơn vào cụm nén và lắp trở lại.
  • Kiểm tra mức dầu, nếu thiếu phải ngừng máy và thêm vào.
  • Kiểm tra lọc gió và vệ sinh nếu cần thiết.
  • Nếu màu đỏ xuất hiện ở bộ chỉ thị nghẹt lọc thì phải thay mới.

Hướng dẫn vận hành máy nén khí trục vít
Vận hành máy nén khí trục vít



 

Khởi động:
 
Bật công tắc nguồn điện, kiểm tra đèn (LED) màu xanh sáng.
Mở van khí ra (AV)
 Đóng van xả nước ngưng tụ (Dm).
Bấm nút khởi động (I) máy nén bắt đầu khởi động và đèn (LED) màu xanh
sáng lên báo hiệu máy đang hoạt động trong chế độ tự động. Mười giây sau khi máy khởi động. Môtơ máy nén chuyển động từ sao qua tam giác và lúc này máy nén bắt đầu làm việc có tải.
 
Trong thời gian máy đang hoạt động:
 
Kiểm tra mức dầu trong lúc máy đang nạp tải. Kim chỉ mức dầu phải nằm trong vùng mầu xanh lá cây. Nếu nằm ở vùng màu đỏ thì phải tắt máy ngay bằng cách nhấn nút (O) và đợi đến khi máy dừng hẳn, giảm áp toàn bộ hệ thống máy, mở một vòng nút đổ thêm dầu (FC). Đợi vài phút và châm dầu tràn miệng nút châm dầu và xiết lại như cũ.
 Nếu bộ chỉ thị nghẹt lọc gió mà báo màu đỏ thì phải dừng máy và thay lọc gió mới.
 Nếu đèn (LED) màu xanh còn sáng thì bộ điều khiển đang điều khiển máy nén trong chế độ tự động: có tải, ngưng tải, ngưng mô tơ và khởi động trở lại khi mất điện.
 
Kiểm tra màn hình bộ điều khiển:
 
Kiểm tra giá trị và các thông báo một cách đều đặn. Bình thường màn hình chỉ chỉ áp lực khí ra, tình trạng máy nén và các chữ viết tắt của các chức năng của các phím trên màn hình.
Luôn luôn kiểm tra màn hình khi đèn sự cố có màu đỏ hoặc chớp đỏ.
Màn hình sẽ chỉ các thông báo bảo trì nếu 1 trong số các bộ phận phải được bảo tri hoặc thay thế. Hoặc cài lại thời gian tương thích.
Khi nhiều bộ phận cần bảo trì đến cùng 1 lúc thì thông báo sẽ báo lần lượt sau 3 giây cho từng bộ phận.
Bấm nút MORE để gọi thêm thông tin về tình trạng máy thực tế: tình trạng điều khiển máy nén (tự động, bằng tay, cục bộ hay từ xa).
+ Tình trạng hoạt động thòi gian cho khởi động và ngừng.
+ Ấp lực khí ra.
+   Nhiệt độ đầu ra của cụm nén.
+   Nhiệt độ của điểm đọng sương (nếu có).
+ Tình trạng bảo vệ quá tải của môtơ (bình thường hay không).
+ Tổng số giờ chạy và giờ nạp tải.
+ Ấp lực không tải cho phép lớn nhất (áp lực tối đa).

 
❖  Điều khiển bằng tay:
 
Bình thường máy nén hoạt động trong chế độ tự động, nghĩa là bộ điều khiển điện tử cho phép có tải, chạy không tải, ngừng và khởi động trở lại một cách tự động. Đèn (LED) xanh vẫn còn sáng. Nếu yêu cầu máy nén có thể tự động không tải bằng tay. Trong trường hợp này máy nén được chuyển ra    khỏi chế độ tự động, nghĩa là máy nén vẫn còn chạy không tải trừ khi nó được chất tải bằng tay trở lại.
Trong chế độ hoạt động tự động. Bộ điều khiển giới hạn số lần khởi động của môtơ. Nếu máy nén được ngừng bằng tay, nó sẽ không được khởi động trở lại trong vòng 6 phút cho lần ngưìig sau cùng.
 
❖  Ngừng máy:
 
 Bấm nút ngừng máy (O) đèn (LED) xanh sẽ tắt và máy nén chạy không tải sau 30 giây sẽ dừng lại.
Để ngừng máy nén khẩn cấp, bấm nút S3 đèn (LED) màu đỏ sẽ chớp nháy. Sau khi sửa xong sự cố thì nhả nút S3 bằng cách quay ngược kim đồng hồ và bấm nút reset (F3).
Đóng van khí ra (AV).
Đóng van xả nước ngưng tụ (Dm).
 
❖  Ngừng máy trong thời gian lâu:
 
Bấm nút (O) ngừng máy nén và đóng van khí ra (AV).
Ngắt điện từ nguồn chính.
Giảm áp máy nén bằng cách mở nút châm dầu (FC) và van xả (Dm).
Tháo rời ống nôi từ mạng lưới nối với máy nén.
 
❖  Bảo dưỡng máy nén trục vít:
 
Thường xuyên kiểm tra, kiểm định máy nén nhằm loại trừ và phòng ngừa hư hỏng:
 
+ Qua 10 ngày đầu (250 giờ làm việc) nhất thiết phải:
 
Kiểm tọa độ nhớt của dầu bôi trơn (nhớt) bao gồm các tạp chất cơ học và nước.
Thay phin lọc gió.
Kiểm transự hoàn hảo của đồng hồ đo.
Kiểm tra bằng tay sự làm việc của van an toàn.
Kiểm tra sự hoàn hảo của hệ thống bảo vệ tín hiệu.
Tháo từng ổ cao su từ nút nối với ống xả để kiểm tra lượng xả nhớt không quá 30 T/h/(giờ).
Kiểm tra sự đồng tâm của động cơ và máy nén.
Kiểm tra van chặn, van tiết lưu trên đường khí, nhớt.
Kiểm tra  xem xét máy, nếu máy có hiện tượng thấm, chảy nhớt thì phải dừng máy để khắc phục, cấm xiết mối ghép ren khi máy đang làm việc.
Kiểm tra sự hoàn thiện của bảng tín hiệu ở bảng điều khiển. Bằng cách ấn nút “kiểm tra tín hiệu”.
Ghi vào sổ theo dõi các chỉ số của đồng hồ và biện pháp sửa chữa nếu cần.
 
+ Qua 10 ngày tiếp theo (250 giờ làm việc) nhất thiết phải:
 
Kiểm tra sự tụt chênh lệch áp suất trước và sau phin tách nhớt, không lớn hơn 0,4 At. Nếu chênh lệch lớn hơn thì thay phin.
Kiểm tra mức độ xả van an toàn bằng tay
Kiểm tra nhớt, mức độ tạp chất cơ học, nước, độ nhớt ở 50 °c.
Xem xét kiểm tra máy. Không có sự rò rỉ khí, nhớt.
Ghi chép các thông số vào sổ để theo dõi.
 
+ Qua 5000 giờ làm việc nhất thiết phải:
 
Ngừng máy.
 
Làm sạch các phin.
Tháo vỏ bảo vệ ly hợp khớp nối.
Tách li hợp máy nén và động cơ.
Kiểm tra tình trạng các chi tiết tháo ra. Kiểm tra khe hở xuyên tâm ở đỉnh (ở đỉnh không vượt quá 0,05 – 0,088 |j,m).
Tháo chi tiết làm kín, chi tiết máy ra (không cần tháo máy động cơ ra khỏi khung bệ).
Kiểm tra độ sai lệch của thiết bị, chi tiết.
Kiểm tra sự hoàn hảo của thiết bị đo, hệ thống xả, bảo vệ, tín hiệu.
Kiểm tra van an toàn sau khi khởi động.
Lấy mẫu nhớt để phân tích.
 
+ Qua 10000 giờ làm việc:
 
Tháo máy kiểm tra các cụm, lau rửa chi tiết, thay thế ổ bi, chi tiết làm kín bị mòn, các bạc lót.
Điều chỉnh khe hở mặt đầu, độ dôi ở các ổ bi đỡ. Khe hở mặt đầu của rãnh ổ bi, điều chình cụm làm kín.
Kiểm tra xem xét các chi tiết van an toàn.
Kiểm tra các mắt xích hệ thông tự động. Sự hoàn hảo của dụng cụ đo.
Nếu máy lắp ráp nhiftig chưa vận hành thì cứ 10 ngày kiểm tra lau chùi một lần. Mỗi tháng phải khởi động máy từ 15 – 30 phút.
Không ít hơn 1 lần/năm kiểm tra bình làm mát nhớt, khoảng 3-4 năm vận hành, làm sạch và kiểm tra bề mặt trao đổi nhiệt.




 

SỰ CỐ THƯỜNG GẶP KHI SỬ DỤNG MÁY NÉN KHÍ
Máy nén khí rất quan trọng đối với dây truyền sản xuất. Nắm bắt được các lỗi phát sinh và biết cách khắc phục chúng sẽ làm giảm tổn thất nhỏ nhất do sự cố Máy nén khí mang lại......
Những lưu ý khi sử dụng máy nén khí
Khi hệ thống Máy nén khí của bạn được đặt ở nơi thích hợp, đảm bảo một số yêu cầu kỹ thuật và bảo dưỡng thường xuyên thì thời gian sử dụng của máy sẽ lâu hơn và bạn không phải sửa chữa những hỏng hóc lặt vặt, hoặc chịu đựng tiếng ồn quá mức của máy...
Máy sấy khí và thiết bị xử lý không khí
Khí nén được tạo ra từ Máy nén khí chứa đựng rất nhiều chất bẩn theo từng mức độ khác nhau. Chất bẩn bao gồm bụi,hơi nước trong không khí,những phân tử nhỏ,cặn bã của dầu bôi trơn và truyền động cơ khí.Khí nén mang chất bẩn tải đi trong những ống dẫn khí sẽ gây nên sự ăn mòn,rỉ sét trong ống và trong...
Nguyên lý hoạt động của máy nén khí
https://www.youtube.com/watch?v=DnIAAk3Q4_0
Một số loại máy nén khí phổ biến trên thị trường
Máy nén khí là một loại thiết bị cơ học có chức năng làm tăng áp suất của các chất khí. Máy nén khí được coi là một mắt xích quan trọng trong hệ thống công nghiệp sử dụng khí áp suất cao để vận hành máy, máy có khá nhiều công dụng, các ngành công nghiệp như dệt, gỗ, bao bì, thực phẩm hầu hết đều sử dụng đến...
Hướng dẫn vận hành máy nén khí
Hướng dẫn sử dụng máy nén khí hiệu quả mà an toàn
Chỉ với những kỹ thuật đơn giản sau bạn hoàn toàn có thể cải thiện hiệu quả năng lượng , tiết kiệm năng lượng và chi phí vận hành trên hệ thống máy nén khí.
Máy nén khí và nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động của máy nén khí: áp suất được tạo ra từ máy nén, ở đó năng lượng cơ học của động cơ điện hoặc của động cơ đốt trong được chuyển đổi thành năng lượng khí nén và nhiệt năng.
Nội quy an toàn khi sử dụng bình khí nén
Bình khí nén nếu sử dụng không đúng quy cách rất dể gây tai nạn, vì vậy trong khi sử dụng bạn phải tuyệt đối tuân thủ các nội quy an toàn.
Các loại máy nén khí theo cơ chế hoạt động
Máy nén khí là các máy móc (hệ thống cơ học) có chức năng làm tăng áp suất của chất khí. Các máy nén khí dùng để cung cấp khí có áp suất cao cho các hệ thống máy công nghiệp để vận hành chúng, để khởi động động cơ có công xuất lớn, để chạy động cơ khí nén hoặc các máy móc, thiết bị của nhiều chuyên ngành...