Bộ tăng áp lần đầu ra đời để bù công suất cho xe khi phải chạy lên những khu vực đèo núi, không khí loãng không đủ cho quá trình cháy nổ trong động cơ.
Thuật ngữ động cơ tăng áp với bộ tăng áp không còn lạ nhưng trong những năm qua công nghệ này luôn có những biến đổi. Trong khi tất cả các động cơ diesel đều có tăng áp thì động cơ xăng lại rải rác. Dưới đây là một số điều quan trọng nhất về bộ tăng áp.
 
1. Bộ tăng áp là một công cụ cơ khí được sử dụng như hệ thống nén khí để đẩy vào các xi-lanh, giúp tăng cường quá trính đốt cháy từ đó tăng công suất động cơ.
 
2. Ban đầu bộ tăng áp dùng để tăng sức mạnh cho xe khi đi trên đèo núi nhằm bù đắp tổn thất sức mạnh do lên cao thiếu oxi cung cấp cho buồng đốt.
 
0706dp-12-z-turbocharger-tech-5910-8238-
Bộ tăng áp hình con ốc xoắn tròn.
 
3. Ứng dụng đầu tiên ngoài chạy đèo dốc là trên một chiếc F1 và xe gia đình Tata Zest.
 
4. Trên động cơ, bộ tăng áp có hình như hai con ốc cỡ lớn nằm liền nhau bắt vít vào đường xả.
 
5. Bộ tăng áp được đặt ở họng xả động cơ để lợi dụng lực đẩy của khí xả làm quay tuabin khởi động máy nén khí nằm giữa bộ lọc gió và cổng nạp nhiên liệu động cơ.
 
6. Một bộ tăng áp chủ yếu tăng lượng khí oxi đi vào buồng đốt đẩy mạnh quá trình đốt cháy, tăng công suất. 
 
7. Máy nén sử dụng ngay tốc độ khí thải của động cơ để nén không khí thổi vào buồng đốt.
 
8. Ở điều kiện bình thường, càng nhiều oxi được nén vào buồng đốt, quá trình cháy càng hiệu quả, tăng công suất.
 
9. Tuabin trong bộ tăng áp quay với tốc độ lên đến 150.000 vòng/phút, tức nhanh gấp 30 lần tốc độ tua máy của hầu hết các động cơ.
 
10. Độ trễ (Turbo lag)
 
Động cơ lắp bộ tăng áp luôn có một độ trễ nhất định. Bởi lẽ để có dòng khí với áp lực lớn đẩy vào buồng đốt, tuabin cần quay ở tốc độ cao. Muốn tuabin quay ở tốc độ cao thì lượng khí thải ra từ họng xả phải lớn, điều này không đạt được ở vòng tua máy thấp. Do đó, khi đạp ga có đôi chút độ trễ lúc vòng tua máy chưa lên cao, xe vọt đi lúc tua máy đạt mức cần thiết.
 
11. Cửa xả
 
Cửa xả là một van cho phép luồng khí nén thoát bớt ra ngoài trước khi đi vào buồng đốt lúc đã đạt mức độ cho phép. Bởi lẽ, nếu không có cửa xả, áp suất khi trong máy nén ngày càng tăng cao đến khi thổi vào buồng đốt gây ra hoạt động đốt cháy quá giới hạn dẫn tới nổ.
 
turbocharger-1-4473-1412411307-5195-1419
Động cơ tăng áp của BMW X1.
 
12. Làm mát khí nạp (intercooler)
 
Khi không khí được nén sẽ nóng lên và giãn nở. Để nhận nhiều sức mạnh từ động cơ, mục tiêu là có được nhiều phân tử khí vào xi-lanh hơn chứ không phải là khí giãn nở trong khi số phân tử khí lại ít. Do đó, bộ làm mát khí nạp hình thành để làm mát nguồn khí nóng từ máy nén trước khi đi vào buồng đốt để tăng hiệu suất tăng áp đồng thời bảo vệ động cơ.
 
13. Nhược điểm
 
Nhược điểm lớn nhất của động cơ có tăng áp là âm thanh ống xả may lam lanh nuoc chiller của động cơ tăng áp thường ít lực hơn động cơ hút khí tự nhiên, do đó độ "gầm rú" không bằng, mang lại ít cảm giác phấn khích cho người mê tốc độ. Như một số mùa giải F1 gần đây khi nhà tổ chức yêu cầu các xe chuyển sang dùng động cơ tăng áp thay cho hút khí tự nhiên thì âm thanh ống xả đã kém hấp dẫn đi nhiều.
 
14. Những hãng và nhà cung cấp bộ tăng áp lớn nhất bao gồm Garrett (Honeywell), Borg Warner và Mitsubishi Turbochargers.
 
15. Trong những năm gần đây nhiều cải tiến mới cho động cơ tăng áp như: tăng áp điều khiển cánh VGT, tăng áp đa tầng...
SỰ CỐ THƯỜNG GẶP KHI SỬ DỤNG MÁY NÉN KHÍ
Máy nén khí rất quan trọng đối với dây truyền sản xuất. Nắm bắt được các lỗi phát sinh và biết cách khắc phục chúng sẽ làm giảm tổn thất nhỏ nhất do sự cố Máy nén khí mang lại......
Những lưu ý khi sử dụng máy nén khí
Khi hệ thống Máy nén khí của bạn được đặt ở nơi thích hợp, đảm bảo một số yêu cầu kỹ thuật và bảo dưỡng thường xuyên thì thời gian sử dụng của máy sẽ lâu hơn và bạn không phải sửa chữa những hỏng hóc lặt vặt, hoặc chịu đựng tiếng ồn quá mức của máy...
Máy sấy khí và thiết bị xử lý không khí
Khí nén được tạo ra từ Máy nén khí chứa đựng rất nhiều chất bẩn theo từng mức độ khác nhau. Chất bẩn bao gồm bụi,hơi nước trong không khí,những phân tử nhỏ,cặn bã của dầu bôi trơn và truyền động cơ khí.Khí nén mang chất bẩn tải đi trong những ống dẫn khí sẽ gây nên sự ăn mòn,rỉ sét trong ống và trong...
Nguyên lý hoạt động của máy nén khí
https://www.youtube.com/watch?v=DnIAAk3Q4_0
Một số loại máy nén khí phổ biến trên thị trường
Máy nén khí là một loại thiết bị cơ học có chức năng làm tăng áp suất của các chất khí. Máy nén khí được coi là một mắt xích quan trọng trong hệ thống công nghiệp sử dụng khí áp suất cao để vận hành máy, máy có khá nhiều công dụng, các ngành công nghiệp như dệt, gỗ, bao bì, thực phẩm hầu hết đều sử dụng đến...
Hướng dẫn vận hành máy nén khí
Hướng dẫn sử dụng máy nén khí hiệu quả mà an toàn
Chỉ với những kỹ thuật đơn giản sau bạn hoàn toàn có thể cải thiện hiệu quả năng lượng , tiết kiệm năng lượng và chi phí vận hành trên hệ thống máy nén khí.
Máy nén khí và nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động của máy nén khí: áp suất được tạo ra từ máy nén, ở đó năng lượng cơ học của động cơ điện hoặc của động cơ đốt trong được chuyển đổi thành năng lượng khí nén và nhiệt năng.
Nội quy an toàn khi sử dụng bình khí nén
Bình khí nén nếu sử dụng không đúng quy cách rất dể gây tai nạn, vì vậy trong khi sử dụng bạn phải tuyệt đối tuân thủ các nội quy an toàn.
Các loại máy nén khí theo cơ chế hoạt động
Máy nén khí là các máy móc (hệ thống cơ học) có chức năng làm tăng áp suất của chất khí. Các máy nén khí dùng để cung cấp khí có áp suất cao cho các hệ thống máy công nghiệp để vận hành chúng, để khởi động động cơ có công xuất lớn, để chạy động cơ khí nén hoặc các máy móc, thiết bị của nhiều chuyên ngành...