QUY ĐỊNH CHUNG

 
1. Máy nén khí phải đặt xa nguồn nhiệt ít nhất 5m, cũng như không đặt máy ở những vùng có những khí có thể tự cháy hoặc những hỗn hợp dễ bốc cháy dễ gây nỗ.
 
2. Mặt bằng đặt máy phải sạch sẽ khô ráo, không có dầu mỡ và hóa chất dễ cháy.
 
3. Chỉ những người có trách nhiệm và đã qua lớp huấn luyện an toàn và vận hành máy mới được phép sử dụng máy.
 
4. Không cho phép đưa máy vào hoạt động khi chưa lắp hệ thống bảo vệ dây curoa truyền động, khi van an toàn không hoàn hảo, khi áp kế và rơle áp suất không chính xác.
 
5. Việc nối điện cho động cơ vào mạng điện phải được thực hiện qua cầu dao đóng ngắt điện có nắp bảo vệ.
 
6. Động cơ điện phải được nối tiếp đất hoặc nối không.
 
7. Không để áp suất và công suất thiết bị dao động đột ngột. Nghiêm chỉnh thực hiện quy trình vận hành và xử lý sự cố theo quy tắc về ATLĐ.
 
8. Không được tự ý dời chỗ máy và sử dụng máy vào mục đích khác mà không được sự đồng ý của người quản lý phụ trách phân xưởng.
 
9. Khi có hư hỏng ở các bộ phận chịu áp lực, phải báo cho bộ phận có trách nhiệm sửa chữa, không được tự ý sửa chữa.
 
10. Cho phép đặt bình dưới mặt đất nhưng phải bảo vệ không được ngập nước hoặc không bị gỉ mòn và phải có lối đi đến các bộ phận của bình để kiểm tra, thao tác vận hành.
 
 
 

QUY TRÌNH VẬN HÀNH


I. CHUẨN BỊ :
 
1. Kiểm tra toàn bộ các phụ tùng kèm theo như: áp kế, van an toàn, các  loại van và tiến hành xả nước ngưng trong bình.
 
2. Kiểm tra hôp bao che dây curoa, dây tiếp đất động cơ, mức dầu bôi trơn máy nén ở mức cho phép.
 
 
II. VẬN HÀNH:
 
1. Đóng cầu dao điện, ấn nút khởi động máy chạy, chú ý các biểu hiện bất thường trong quá trình chạy máy.
 
2. Trong một ca tối thiểu kiểm tra cưỡng chế sự hoạt động của van an toàn 1 lần. Chú ý sự hoạt động của rơle áp suất theo đúng trị số chỉ định.
 
3. Không vận hành máy quá thông số quy định của Cơ quan đăng kiểm.
 
 
III. KẾT THÚC VẬN HÀNH:
 
1. Ngắt cầu dao điện, vệ sinh máy.
 
2. Ghi chép các thông số vận hành và các diễn biến kỹ thuật vào sổ nhật ký vận hành.
 
 

NHỮNG YÊU CẦU VỀ VẬN HÀNH AN TOÀN BÌNH

 
(TCVN 6153 : 1996 ¸ TCVN 6156 : 1996 )
 
 
 
1. Không cho phép sửa chữa bình và các bộ phận chịu áp lực của bình trong khi bình làm việc.
 
2. Cấm chèn hãm, trao thêm vật nặng hoặc dùng bất cứ biện pháp gì để tăng thêm tải trọng  của van an toàn trong khi bình hoặt động.
 
3. Không  cho phép sử dụng bình và phải lập tức đình chỉ sự hoạt động của bình trong các trường hợp sau đây:
 
(a). Khi áp suất bình tăng quá áp suất cho phép mặc dù các yêu cầu khác qui định trong  qui trình vận hành đều đảm bảo.
 
(b). Khi các cơ cấu an toàn không hoạt động hoàn hảo.
 
(c). Khi phát hiện thấy trong các bộ phận cơ bản của bình có vết nứt, chổ phồng, thành bình bị gỉ mòn đáng kể, xì hơi hoặc chảy nước ở các mối hàn, rò rỉ các mối nối bằng bulong hoặc đinh tán, các miếng đệm bị xơ ...
 
(d). Khi xảy ra cháy trực tiếp đe dọa bình đang có áp suất.
 
(e). Khi áp kế hư hỏng.
 
(f). Khi các nắp, các cửa không hoàn hảo, các chi tiết bắt chặt nắp bình bị hư hỏng hoặc không đủ số lượng .
 
(g). Khi các dụng cụ kiểm tra đo lường, các cụm cơ cấu an toàn hư hỏng hoặc thiếu so với qui định.
 
(h). Những trường hợp khác theo qui định trong các qui trình vận hành của Công ty.
SỰ CỐ THƯỜNG GẶP KHI SỬ DỤNG MÁY NÉN KHÍ
Máy nén khí rất quan trọng đối với dây truyền sản xuất. Nắm bắt được các lỗi phát sinh và biết cách khắc phục chúng sẽ làm giảm tổn thất nhỏ nhất do sự cố Máy nén khí mang lại......
Những lưu ý khi sử dụng máy nén khí
Khi hệ thống Máy nén khí của bạn được đặt ở nơi thích hợp, đảm bảo một số yêu cầu kỹ thuật và bảo dưỡng thường xuyên thì thời gian sử dụng của máy sẽ lâu hơn và bạn không phải sửa chữa những hỏng hóc lặt vặt, hoặc chịu đựng tiếng ồn quá mức của máy...
Máy sấy khí và thiết bị xử lý không khí
Khí nén được tạo ra từ Máy nén khí chứa đựng rất nhiều chất bẩn theo từng mức độ khác nhau. Chất bẩn bao gồm bụi,hơi nước trong không khí,những phân tử nhỏ,cặn bã của dầu bôi trơn và truyền động cơ khí.Khí nén mang chất bẩn tải đi trong những ống dẫn khí sẽ gây nên sự ăn mòn,rỉ sét trong ống và trong...
Nguyên lý hoạt động của máy nén khí
https://www.youtube.com/watch?v=DnIAAk3Q4_0
Một số loại máy nén khí phổ biến trên thị trường
Máy nén khí là một loại thiết bị cơ học có chức năng làm tăng áp suất của các chất khí. Máy nén khí được coi là một mắt xích quan trọng trong hệ thống công nghiệp sử dụng khí áp suất cao để vận hành máy, máy có khá nhiều công dụng, các ngành công nghiệp như dệt, gỗ, bao bì, thực phẩm hầu hết đều sử dụng đến...
Hướng dẫn vận hành máy nén khí
Hướng dẫn sử dụng máy nén khí hiệu quả mà an toàn
Chỉ với những kỹ thuật đơn giản sau bạn hoàn toàn có thể cải thiện hiệu quả năng lượng , tiết kiệm năng lượng và chi phí vận hành trên hệ thống máy nén khí.
Máy nén khí và nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động của máy nén khí: áp suất được tạo ra từ máy nén, ở đó năng lượng cơ học của động cơ điện hoặc của động cơ đốt trong được chuyển đổi thành năng lượng khí nén và nhiệt năng.
Nội quy an toàn khi sử dụng bình khí nén
Bình khí nén nếu sử dụng không đúng quy cách rất dể gây tai nạn, vì vậy trong khi sử dụng bạn phải tuyệt đối tuân thủ các nội quy an toàn.
Các loại máy nén khí theo cơ chế hoạt động
Máy nén khí là các máy móc (hệ thống cơ học) có chức năng làm tăng áp suất của chất khí. Các máy nén khí dùng để cung cấp khí có áp suất cao cho các hệ thống máy công nghiệp để vận hành chúng, để khởi động động cơ có công xuất lớn, để chạy động cơ khí nén hoặc các máy móc, thiết bị của nhiều chuyên ngành...