Nhiều chuyên gia cho rằng, ý tưởng sáng chế ra máy bay trực thăng của thợ cơ khí phải được khuyến khích, hoan nghênh. Trong trường hợp, chiếc máy bay của anh Thắng để trong nhà không sử dụng, không gây tiếng ầm, không ảnh hưởng tới môi trường mà bắt họ tháo gỡ máy, cánh quạt ra khỏi khung máy bay thì chưa hợp lý.
 
 
Khoảng giữa tháng 12/2013, anh Nguyễn Văn Thắng, 44 tuổi, phố Gia Quất, quận Long Biên, TP Hà Nội đã chế tạo, thử nghiệm máy bay trực thăng và được báo chí đưa tin. Anh Thắng cho biết, đến khoảng tháng 2/2014, hai công an quận Long Biên đã đến nhà lập biên bản yêu cầu gia đình phải viết cam kết không được tiếp tục chế tạo, thử nghiệm chiếc máy bay.
 
Ngoài ra, anh phải tháo gỡ một số bộ phận như: máy nổ, cánh, máy nén khí... ra khỏi chiếc máy bay. Tuy nhiên, gia đình anh Thắng chỉ đồng ý ký vào cam kết ngừng chế tạo, thử nghiệm máy bay. Về yêu cầu gỡ động cơ ra khỏi chiếc máy bay, anh Thắng không đồng ý.
 
Thợ cơ khí chế máy bay: Sao lại cấm? - 1
 
Anh Thắng bên chiếc máy bay tự chế
 
GS.TS Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, ý tưởng chế máy bay trực thăng của anh Thắng rất tốt, đáng hoan nghênh. Việt Nam đang rất cần những người có ý tưởng sáng tạo, đam mê khoa học như vậy.
 
“Tôi thấy nếu chiếc máy bay của anh Thắng mà để yên trong nhà không hoạt động, không gây tiếng ồn, không ảnh hưởng tới môi trường xung quanh mà cấm họ chế tạo, thậm chí bắt tháo dỡ máy móc, cánh quạt là chưa hợp lý. Trong trường hợp này, những người có tinh thần, đam mê khoa học cần phải được khuyến khích, động viên”, GS Hảo chia sẻ.
 
GS Hảo cho rằng, chỉ khi nào anh Thắng thử nghiệm máy bay gây ảnh hưởng tới môi trường, cộng đồng dân cư xung quanh thì chính quyền phường mới có quyền can thiệp. Tuy nhiên, việc can thiệp ở đây cũng chỉ ở mức độ yêu cầu anh Thắng ngừng thử nghiệm chứ không thể bắt anh tháo dỡ máy móc, hay cánh quạt được.
 
Tiến sĩ khoa học Phan Văn Quýnh, giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội, cho hay, trước đây nhiều người nông dân chế tạo máy nông nghiệp, máy thái khoai, thái sắn đều không bị cấm. Mọi người dân đều có quyền nghiên cứu chế tạo máy móc, thiết bị. Đặc biệt, có nhiều thiết bị máy móc chưa chắc giáo sư, hay những người nghiên cứu khoa học có thể làm được, nhưng người nông dân lại làm được. Tại tỉnh Tây Ninh, người nông dân có thể chế tạo ra máy bay hay gần đây doanh nhân ở tỉnh Thái Bình cũng nghiên cứu chế tạo ra tàu ngầm Trường Sa 1.
 
“Dù bước đầu những phát minh đó chưa thành công nhưng về ý tưởng phải được ủng hộ. Đối với trường hợp anh Thắng chế máy bay ở quận Long Biên, tôi thấy nếu bắt anh ấy tháo gỡ máy móc, cánh quạt ra khỏi thì chưa thỏa đáng. Bởi máy bay của anh Thắng chỉ đặt trong nhà, không vi phạm, hay hưởng tới khu dân cư”, TS Quýnh nói.
 
Tiến sĩ Quýnh cho rằng, nhìn ở góc rộng hơn, Nhà nước có quyền thẩm định về tính khả thi sáng chế của anh Thắng. Tuy nhiên, nếu như anh Thắng có ý tưởng về việc sáng chế máy bay và nó khả thi thì anh Thắng có thể đăng kí với Cục sáng chế, phát minh. Cơ quan chức năng sẽ tạo điều kiện cho anh Thắng phát huy, sáng tạo ý tưởng của mình, đồng thời đảm bảo an toàn lao động, an toàn khu vực xung quanh.
 
Thợ cơ khí chế máy bay: Sao lại cấm? - 2
 
 Máy móc của chiếc máy bay
 
Ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Cục Hàng không cho biết, quy trình chế tạo, thử nghiệm, sản xuất các phương tiện bay thường rất ngặt nghèo. Để chế tạo một phương tiện bay đưa vào sử dụng với bất kỳ mục đích gì đều phải tuân thủ quy định của nhà nước, trong đó quy định về tiêu chuẩn phương tiện và vùng trời sử dụng. Về ý tưởng sáng chế máy bay của anh Thắng là rất tốt. Tuy nhiên, nếu anh Thắng đặt máy bay trong nhà không sử dụng đến mà cơ quan chức năng bắt buộc tháo gỡ thì lại chưa đúng.
 
Ông Thanh cũng cho rằng, trong trường hợp anh Thắng thử nghiệm phải đảm bảo an toàn cho mình và người dân xung quanh. “Tôi có thể lấy ví dụ, khi anh Thắng thử nghiệm máy bay ở trong vườn nhà, hay ở ngoài cũng phải xin phép cơ quan chức năng về việc sử dụng vùng trời bay. Bởi khi anh Thắng thử nghiệm, máy bay có thể gây ảnh hưởng tới cộng đồng xung quanh. Như vậy, anh Thắng đã vi phạm vùng trời bay”, ông Thanh nói.
 
Theo ông Thanh, đối với lĩnh vực hàng không, khi muốn đưa máy bay vào khai thác thì phải trải qua quy trình rất nghiêm ngặt. Đơn cử, một công ty chế tạo máy bay ở Mỹ bắt đầu từ giai đoạn thử nghiệm đã phải trình lên Cục Hàng không liên bang Mỹ phê chuẩn đối với tất cả tiêu chuẩn cho máy bay đó. Đến khi chế tạo xong rồi lại phải xin cấp giấy phép hoàn thiện, rồi rất nhiều bộ phận, thiết bị phải kiểm tra lại.
 
Khi mua về Việt Nam để khai thác, đơn vị mua cũng phải xin công nhận lại những tiêu chuẩn giống như bên Mỹ họ làm. Như vậy, tất cả quy trình đó chỉ với mục đích đảm bảo an toàn cho cộng đồng.
SỰ CỐ THƯỜNG GẶP KHI SỬ DỤNG MÁY NÉN KHÍ
Máy nén khí rất quan trọng đối với dây truyền sản xuất. Nắm bắt được các lỗi phát sinh và biết cách khắc phục chúng sẽ làm giảm tổn thất nhỏ nhất do sự cố Máy nén khí mang lại......
Những lưu ý khi sử dụng máy nén khí
Khi hệ thống Máy nén khí của bạn được đặt ở nơi thích hợp, đảm bảo một số yêu cầu kỹ thuật và bảo dưỡng thường xuyên thì thời gian sử dụng của máy sẽ lâu hơn và bạn không phải sửa chữa những hỏng hóc lặt vặt, hoặc chịu đựng tiếng ồn quá mức của máy...
Máy sấy khí và thiết bị xử lý không khí
Khí nén được tạo ra từ Máy nén khí chứa đựng rất nhiều chất bẩn theo từng mức độ khác nhau. Chất bẩn bao gồm bụi,hơi nước trong không khí,những phân tử nhỏ,cặn bã của dầu bôi trơn và truyền động cơ khí.Khí nén mang chất bẩn tải đi trong những ống dẫn khí sẽ gây nên sự ăn mòn,rỉ sét trong ống và trong...
Nguyên lý hoạt động của máy nén khí
https://www.youtube.com/watch?v=DnIAAk3Q4_0
Một số loại máy nén khí phổ biến trên thị trường
Máy nén khí là một loại thiết bị cơ học có chức năng làm tăng áp suất của các chất khí. Máy nén khí được coi là một mắt xích quan trọng trong hệ thống công nghiệp sử dụng khí áp suất cao để vận hành máy, máy có khá nhiều công dụng, các ngành công nghiệp như dệt, gỗ, bao bì, thực phẩm hầu hết đều sử dụng đến...
Hướng dẫn vận hành máy nén khí
Hướng dẫn sử dụng máy nén khí hiệu quả mà an toàn
Chỉ với những kỹ thuật đơn giản sau bạn hoàn toàn có thể cải thiện hiệu quả năng lượng , tiết kiệm năng lượng và chi phí vận hành trên hệ thống máy nén khí.
Máy nén khí và nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động của máy nén khí: áp suất được tạo ra từ máy nén, ở đó năng lượng cơ học của động cơ điện hoặc của động cơ đốt trong được chuyển đổi thành năng lượng khí nén và nhiệt năng.
Nội quy an toàn khi sử dụng bình khí nén
Bình khí nén nếu sử dụng không đúng quy cách rất dể gây tai nạn, vì vậy trong khi sử dụng bạn phải tuyệt đối tuân thủ các nội quy an toàn.
Các loại máy nén khí theo cơ chế hoạt động
Máy nén khí là các máy móc (hệ thống cơ học) có chức năng làm tăng áp suất của chất khí. Các máy nén khí dùng để cung cấp khí có áp suất cao cho các hệ thống máy công nghiệp để vận hành chúng, để khởi động động cơ có công xuất lớn, để chạy động cơ khí nén hoặc các máy móc, thiết bị của nhiều chuyên ngành...