Để giúp bạn thoả mãn trí tò mò và trở thành một “chuyên gia” về Thép không gỉ hay còn được gọi là Inox trong mắt gia đình bạn bè.
Bài viết hôm nay là về lịch sử phát minh Inox, ứng dụng Inox và các công đoạn để sản xuất ra nguyên liệu chế tạo các sản phẩm Inox mà chúng ta đang dùng hàng ngày.
 
LỊCH SỬ INOX:
Thép không gỉ hay còn gọi là inox là một dạng hợp kim của sắt chứa tối thiểu 10,5% crôm. Tên gọi là “thép không gỉ” nhưng thật ra nó chỉ là hợp kim của sắt, không bị biến màu hay bị ăn mòn dễ dàng như là các loại thép thông thường khác. Vật liệu này cũng có thể gọi là thép chống ăn mòn.
Thép không gỉ gắn liền với tên tuổi của một chuyên gia ngành thép người Anh là ông Harry Brearley. Khi vào năm 1913, ông đã sáng chế ra một loại thép đặc biệt có khả năng chịu mài mòn cao, bằng việc giảm hàm lượng carbon xuống và cho crôm vào trong thành phần thép (0.24% C và 12.8% Cr).
Sau đó hãng thép Krupp ở Đức tiếp tục cải tiến loại thép này bằng việc cho thêm nguyên tố niken vào thép để tăng khả năng chống ăn mòn axit và làm mềm hơn để dễ gia công. Trên cơ sở hai phát minh này mà 2 loại mác thép 400 và 300 ra đời ngay trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Sau chiến tranh, những năm 20 của thế kỷ 20, một chuyên gia ngành thép người Anh là ông W. H Hatfield tiếp tục nghiên cứu, phát triển các ý tưởng về thép không gỉ. Bằng việc kết hợp các tỉ lệ khác nhau giữa niken và crôm trong thành phần thép, ông đã cho ra đời một loại thép không gỉ mới 18/8 với tỉ lệ 8% Ni và 18% Cr, chính là mác thép 304 quen thuộc ngày nay. Ông cũng là người phát minh ra loại thép 321 bằng cách cho thêm thành phần titan vào thép có tỉ lệ 18/8 nói trên.
Trải qua gần một thế kỷ ra đời và phát triển, ngày nay thép không gỉ đã được dùng rộng rãi trong mọi lĩnh vực dân dụng và công nghiệp với hơn 100 mác thép khác nhau.
 
ỨNG DỤNG INOX
Inox với thành phần là: Thép (Fe) + Crom (Cr) dùng cho các đồ Inox dân dụng như dao, thìa, nĩa, bồn, chậu, lồng máy giặt, cổng xếp inox, v.v.
 
 
giá đỡ inox hà nội
Hình minh họa: Sản phẩm dân dụng Inox Hà Nội được làm từ thép không gỉ
 
Nếu bổ sung thêm Niken vào thành phần hoá học: Thép (Fe) + Crom (Cr) + Niken (Ni), ta được loại Inox có phạm vi ứng dụng rộng hơn như để chế tạo thang máy inox, dụng cụ y tế inox, nồi inox, ấm inox, gian phoi thong minh gia re,  v.v… do có tính năng ưu việt hơn. 
ke bep inox
 
Nếu tiếp tục bổ sung thêm Molyden vào thành phần: Thép (Fe) + Crom (Cr) + Niken (Ni) + Molipden (Mo), Inox loại này được ứng dụng trong công nghiệp như trong ngành dầu khí, hoá học, sinh học, dược phẩm, chế tạo du thuyền, v.v… nhờ các tính năng đặc biệt của hợp kim Cr, Ni, Mo trong sắt như chống oxy hoá, chống mài mòn, chịu nhiệt độ cao, v.v.
 
công ty inox hà nội
 
QUY TRÌNH SẢN XUẤT INOX
Thép và thép không gỉ tái chế được đổ lẫn vào lò đốt loại quay cùng với Crôm và hợp kim Niken để nấu chảy. Sau nhiều giờ, dung dịch nóng chảy được chuyển qua lò lọc tạp chất, thổi khí oxy và khí trơ vào để làm sạch tạp chất. Trong quá trình khử tạp chất, nhân viên kỹ thuật thường xuyên kiểm tra thành phần hoá học của Inox để có điều chỉnh bằng cách bổ sung các hợp kim cho phù hợp tỷ lệ. Sau đó, dung dịch được làm nguội dần trong quá trình cán tạo hình thành các tấm Inox mỏng và được cuộn lại để bán ra thị trường dùng làm nguyên liệu cho các công đoạn chế tạo thành phẩm tiếp theo.
SỰ CỐ THƯỜNG GẶP KHI SỬ DỤNG MÁY NÉN KHÍ
Máy nén khí rất quan trọng đối với dây truyền sản xuất. Nắm bắt được các lỗi phát sinh và biết cách khắc phục chúng sẽ làm giảm tổn thất nhỏ nhất do sự cố Máy nén khí mang lại......
Những lưu ý khi sử dụng máy nén khí
Khi hệ thống Máy nén khí của bạn được đặt ở nơi thích hợp, đảm bảo một số yêu cầu kỹ thuật và bảo dưỡng thường xuyên thì thời gian sử dụng của máy sẽ lâu hơn và bạn không phải sửa chữa những hỏng hóc lặt vặt, hoặc chịu đựng tiếng ồn quá mức của máy...
Máy sấy khí và thiết bị xử lý không khí
Khí nén được tạo ra từ Máy nén khí chứa đựng rất nhiều chất bẩn theo từng mức độ khác nhau. Chất bẩn bao gồm bụi,hơi nước trong không khí,những phân tử nhỏ,cặn bã của dầu bôi trơn và truyền động cơ khí.Khí nén mang chất bẩn tải đi trong những ống dẫn khí sẽ gây nên sự ăn mòn,rỉ sét trong ống và trong...
Nguyên lý hoạt động của máy nén khí
https://www.youtube.com/watch?v=DnIAAk3Q4_0
Một số loại máy nén khí phổ biến trên thị trường
Máy nén khí là một loại thiết bị cơ học có chức năng làm tăng áp suất của các chất khí. Máy nén khí được coi là một mắt xích quan trọng trong hệ thống công nghiệp sử dụng khí áp suất cao để vận hành máy, máy có khá nhiều công dụng, các ngành công nghiệp như dệt, gỗ, bao bì, thực phẩm hầu hết đều sử dụng đến...
Hướng dẫn vận hành máy nén khí
Hướng dẫn sử dụng máy nén khí hiệu quả mà an toàn
Chỉ với những kỹ thuật đơn giản sau bạn hoàn toàn có thể cải thiện hiệu quả năng lượng , tiết kiệm năng lượng và chi phí vận hành trên hệ thống máy nén khí.
Máy nén khí và nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động của máy nén khí: áp suất được tạo ra từ máy nén, ở đó năng lượng cơ học của động cơ điện hoặc của động cơ đốt trong được chuyển đổi thành năng lượng khí nén và nhiệt năng.
Nội quy an toàn khi sử dụng bình khí nén
Bình khí nén nếu sử dụng không đúng quy cách rất dể gây tai nạn, vì vậy trong khi sử dụng bạn phải tuyệt đối tuân thủ các nội quy an toàn.
Các loại máy nén khí theo cơ chế hoạt động
Máy nén khí là các máy móc (hệ thống cơ học) có chức năng làm tăng áp suất của chất khí. Các máy nén khí dùng để cung cấp khí có áp suất cao cho các hệ thống máy công nghiệp để vận hành chúng, để khởi động động cơ có công xuất lớn, để chạy động cơ khí nén hoặc các máy móc, thiết bị của nhiều chuyên ngành...